Dự và chỉ đạo khai mạc có Đại tá Đỗ Hoàng Nhị, Phó chính ủy Binh chủng Đặc công; đại diện Cục Chính trị Binh chủng Đặc công; Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Dân tộc UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận; cùng lãnh đạo, chỉ huy và 90 học viên là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp của Lữ đoàn Đặc công nước 5.

Lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc Chăm diễn ra trong 3 tháng với 450 tiết học. Ngoài thời gian học tập lý thuyết và thực hành tại lớp, sau mỗi giai đoạn học tập, các học viên còn được tham gia tuyên truyền, giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao với người bản địa tại các địa bàn hành quân dã ngoại làm công tác dân vận của đơn vị tại Ninh Thuận.

leftcenterrightdel

Các học viên của Lữ đoàn Đặc công nước 5 tham gia học tập. 

Phát biểu khai mạc, Đại tá Đỗ Hoàng Nhị cho rằng, việc mở lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số nhằm nâng cao trình độ giao tiếp, hiểu biết về những phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn đóng quân, công tác; bảo đảm cho các sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tiếp xúc, gần gũi, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

leftcenterrightdel
Giáo viên lên lớp bài giảng. 
leftcenterrightdel
  Lãnh đạo Binh chủng Đặc công cùng các đại biểu, học viên tham gia khai mạc lớp học tiếng dân tộc Chăm.

Đồng chí Phó chính ủy Binh chủng Đặc công yêu cầu quá trình học tập, các học viên tích cực nghiên cứu tăng cường giao tiếp với nhau bằng tiếng Chăm, học đến đâu thực hành đến đó, nắm vững kiến thức cơ bản về chữ viết, tiếng nói của đồng bào dân tộc Chăm; hiểu biết về phong tục, tập quán của đồng bào; học kết hợp với rút kinh nghiệm từ thực tiễn ở địa phương nơi đơn vị đóng quân, tích cực giao tiếp với đồng bào Chăm, nhất là ở các địa bàn huấn luyện, công tác dã ngoại để nâng cao trình độ. Đồng thời, chấp hành nghiêm kỷ luật Quân đội, nội quy lớp học, hướng dẫn của tổ giáo viên. Cuối khóa học kiểm tra đánh giá phấn đấu phải đạt khá trở lên, được cấp chứng nhận của cấp có thẩm quyền.

Lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc Chăm năm 2023 sẽ bế mạc trong tháng 9.

Tin, ảnh: MINH DUY - DƯƠNG HOẠT