Nếu quân đội Mỹ có trong biên chế tên lửa chống tăng Javelin mạnh mẽ, thì Thổ Nhĩ Kỳ cũng có một kỳ phùng địch thủ mang tên OMTAS.
Hệ thống tên lửa tầm trung chống tăng OMTAS được công ty công nghiệp quốc phòng Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ phát triển, sản xuất cho quân đội nước này. Thực chất đây là một biến thể dành cho nền tảng mặt đất từ dòng UMTAS trang bị cho trực thăng và máy bay chiến đấu.
Một hệ thống OMTAS bao gồm đạn tên lửa, ống phóng nặng 35kg nên người lính mang vác thuận lợi trên chiến trường. Trong đó, đạn tên lửa dài 1,8m, đường kính 160cm, mang đầu đạn nổ hoặc đầu đạn phân mảnh, tầm bắn hiệu quả 200m đến 4km.
 |
Đạn tên lửa chống tăng OMTAS của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Roketsan
|
OMTAS có khả năng hoạt động cả ngày lẫn đêm trong mọi thời tiết theo hai chế độ "bắn và quên" và cập nhật dữ liệu. Với chế độ "bắn và quên", người lính sau khi xác định mục tiêu qua bộ ngắm rồi phóng, tên lửa sẽ tự động tìm mục tiêu. Cách bắn này bảo đảm an toàn cho người lính khi không mất thời gian điều khiển tên lửa sau khi phóng.
Trong khi đó, khi sử dụng chế độ cập nhật dữ liệu, tên lửa tự tìm đến mục tiêu nhờ cập nhật dữ liệu trong quá trình bay đồng thời có thể chuyển đổi mục tiêu khi nhận lệnh từ người điều khiển.
Bên cạnh việc trang bị cho các cá nhân, OMTAS cũng có thể được tích hợp vào các phương tiện bọc thép, tháp pháo điều khiển từ xa hay một bệ phóng mặt đất cố định nhờ bộ chuyển đổi.
Sau khi trang bị đầy đủ cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, Roketsan dự định sẽ cung cấp loại tên lửa này ra thị trường thế giới.
THẾ TRUYỀN (theo Roketsan)
Mới đây, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập đã nâng cấp quan hệ ngoại giao và trao đổi đại sứ sau một thập kỷ quan hệ ngoại giao căng thẳng. Bước đi này được đánh giá nhằm một lần nữa thiết lập quan hệ bình thường giữa hai nước và thể hiện quyết tâm chung trong việc hướng tới tăng cường quan hệ song phương.
Mới đây, tại Triển lãm Hàng không Paris (Paris Air Show 2023) diễn ra từ ngày 19 đến ngày 25-6 ở sân bay Le Bourget (Pháp), Thổ Nhĩ Kỳ đã trình làng mẫu trực thăng tấn công T929 ATAK II.
Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Yaşar Güler ngày 17-6 cho rằng, Thụy Điển có thể trở thành quốc gia thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tương tự như Phần Lan nếu thực hiện đầy đủ các cam kết với Ankara.