"Arab Saudi cần có quyết định sáng suốt, tương tự như việc Iran mua các tổ hợp S-300 hay Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ quyết định chọn tên lửa phòng không S-400. Những tổ hợp vũ khí này có đủ khả năng bảo vệ cơ sở hạ tầng của Arab Saudi khỏi các cuộc tấn công tương tự như vừa xảy ra”, ông V. Putin nhấn mạnh.

Tuyên bố trên của Tổng thống Nga được đưa ra trong bối cảnh các cơ sở lọc dầu lớn của Saudi Arabia vừa bị tấn công bởi các UAV tự sát. Phong trào Hồi giáo vũ trang Houthis ở Yemen đã đứng ra nhận trách nhiệm thực hiện các vụ tấn công.

Các tổ hợp vũ khí phòng không của Nga đã khẳng định được khả năng chống lại các đợt tấn công bằng UAV tại Syria. Ảnh minh họa / THU HIỀN.

Nhà lãnh đạo nước Nga nhấn mạnh, cuộc nội chiến ở Yemen chỉ có thể giải quyết dứt điểm bằng con đường đàm phán chính trị. Kể từ năm 2015, Saudi Arabia đang đứng đầu liên minh quốc tế can thiệp quân sự vào Yemen.

Vụ tấn công 2 cơ sở sản xuất dầu của tập đoàn Aramco ở thành phố Abqaiq và Khurais, đông bắc Saudi Arabia hôm 14-9 buộc nước này ngừng chuỗi cung cấp dầu thô và khí đốt lên tới 5,7 triệu thùng/ngày, tương đương 50% tổng sản lượng của Arab Saudi và gây sụt giảm 5% lượng cung dầu mỏ toàn cầu.

Phong trào Hồi giáo vũ trang Houthis tại Yemen thừa nhận thực hiện vụ tấn công bằng 10 UAV. Liên quan tới vụ tấn công, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho rằng, Iran, quốc gia bị cáo buộc hậu thuẫn phiến quân Houthi, đứng đằng sau vụ tấn công, nhưng Tehran đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc.

Hệ thống phòng không tỷ đô với nhiều loại vũ khí hiện đại do Mỹ sản xuất của Saudi Arabia đã bất lực trước nhiều vụ tấn công đột kích từ Yemen. Ảnh: DefenseTalk.

Sự kiện các vị trí chiến lược của Saudi Arabia bị tấn công và đây không phải là vụ tấn công đầu tiên đã chứng minh hệ thống phòng không hiện đại do Mỹ sản xuất, trị giá nhiều tỷ USD của quốc gia Cận Đông này tồn tại nhiều lỗ hổng nghiêm trọng. Trong vụ tấn công hôm 14-9, hệ thống phòng không của Saudi Arabia hầu như không có phản ứng. Cùng với đó, vị trí bị tấn công cũng nằm sát biên giới Bahrain, nơi đồn trú của Hạm đội 5 và nhiều căn cứ không quân của Mỹ, nhưng không bị phát hiện.

Saudi Arabia cũng đang chú ý tới nhiều dòng vũ khí của Nga, trong đó có tên lửa phòng không. Tuy nhiên, do sức ép từ Mỹ và phương Tây, quốc gia Cận Đông này vẫn chưa có hợp đồng vũ khí nào đáng kể với Moscow.

TUẤN SƠN (theo RIA)