Thiếu Tướng Ngụy Phạm Văn Phú, tháng 3 năm 1975 là Tư lệnh quân khu II Ngụy Sài Gòn.
Phú sinh năm 1929 tại Hà Đông. Sau khi tốt nghiệp học khóa 8 trường Võ bị liên quân Đà Lạt giữa năm 1953, Phú đã tình nguyện phục vụ trong binh chủng Nhảy Dù. Ngày 14 tháng 3-1954, trong tình huống chiến trường Điện Biên Phủ vô cùng nóng bỏng, khi đó Phú mang lon trung úy, y đã chỉ huy một đại đội của Tiểu đoàn 5 quân dù người Việt, nhảy xuống chốt một vị trí sát đường băng chính sân bay Mường Thanh. Sau hơn một hơn tháng liên tục giao tranh với đối phương, ngày 16 tháng 4-1954, Phú đã chỉ huy một phần tiểu đoàn 5 quân dù, cùng với các đơn vị người Pháp phản công tái chiếm lại một cứ điểm trọng yếu. Sau trận phản công này, y được thăng cấp đại úy lúc đó Phú 25 tuổi.
Ngày 26 tháng 4-1954, y được cử giữ chức tiểu đoàn phó, tiểu đoàn 5 quân dù. Ngày 7-5-1954, Điện Biên Phủ thất thủ, Phú bị ta bắt giam. Sau 20-7-1954 (Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ), Phú được trao trả. Từ đó Phú tiếp tục theo quan thày vào Nam, phục vụ trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa, cho đến ngày Tây Nguyên thất thủ tháng 3-1975.
 |
Tướng Phú trên máy bay lúng túng chỉ huy di tản |
Lo lắng quân giải phóng tiến công, từ năm 1974, Phú bố trí lực lượng mạnh tập trung ở Bắc Tây Nguyên. Nhưng trước đòn nghi binh chiến dịch của Quân giải phóng, lần lượt các tuyến đường 19, 21 xuống duyên hải bị chia cắt, sau đó đường 14, huyết mạch cao nguyên bị chặn, khiến cho lực lương các sư đoàn, chiến đoàn của Phú bị cô lập, chỉ còn trông chờ vào điều quân bằng đường không. Tới khi căn cứ Đức Lập bị đánh, Phú giật mình thấy Nam Tây Nguyên bị sơ hở thì đã muộn. Thế đã cài, các hướng đã sẵn sang. Trận Buôn Mê Thuột đã nổ vào rạng sáng ngày 10 tháng 3/1975. , Phú điều quân cứu Buôn Mê Thuột trong thế túng quẫn mà bất thành. Bốn ngày sau, vào trưa ngày 14 tháng 3 -1975, trong một cuộc họp đặc biệt tại Cam Ranh, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh cho Thiếu Tướng Phạm Văn Phú triệt thoái toàn bộ Quân Đoàn 2 khỏi Cao nguyên. Lên trực thăng chỉ huy xa, Phú giao cho thuộc cấp làm một cuộc triệt thoái, thực chất là một cuộc rút chạy hỗn loạn. Sau 3 trận then chốt chiến dịch, quân Ngụy cố gượng lại chống trả, nhưng kết cục sức mạnh Quân đoàn II ngụy tại Tây Nguyên nhanh chóng suy sụp thảm bại.
Lực lương còn lại tại duyên hải trung bộ chịu sức ép trước sức tiến công, nổi dậy, Quân giải phóng lần lượt làm chủ Bình Định, Phú yên, Khánh Hòa. Sau khi lực lượng Quân đoàn II “triệt thoái” khỏi Nha Trang, 1 giờ 45 trưa ngày 2 tháng 4-1975, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú đã dùng trực thăng chạy đến ngọn đồi "Lầu Ông Hoàng" Bình Thuận để chờ Quân đoàn 3 Ngụy tới nhận bàn giao phần "lãnh thổ" cuối cùng của Quân Khu 2 được lệnh sát nhập vào Quân Khu 3.
Ít ngày sau, tại quân y viện Phú đã tự sát. Từ đây kết thúc cuộc đời tay sai theo ngoại bang của Phạm Văn Phú - kẻ hai lần bại trận.
TRẦN BANG