Kỳ 7: 30-4-1975
 |
Peter Arnet và Yasser Arafat năm 1991 |
Chúng tôi lái xe trên con đường lộng gió từ Thung lũng Jordan tìm kiếm sự kiện vào tháng 10-1990. Đầu tháng 1, mọi thứ CNN đưa lên hình liên quan tới cuộc khủng hoảng vùng Vịnh. Cả thế giới đang tính từng ngày tới khi cuộc chiến tranh nổ ra. Sự cứng đầu của Saddam Hussein mời gọi sự trả thù kinh hoàng. Phản kháng dường như vô ích. Mỹ bày binh bố trận rộng lớn và những cỗ máy chiến tranh đồng minh đã tập hợp sẵn sàng nghiền nát ông ta. Đồng minh làm rõ mục tiêu đầu tiên sẽ là Baghdad. Baghdad đặc biệt là điểm yếu vì khả năng tấn công bằng bom của lực lượng liên minh rất lớn nếu chiến tranh xảy ra. Khi tôi phỏng vấn Thủ tướng Israel, Yitzhak Shamir, vào ngày 10-1, tôi đề cập rằng CNN có một đội làm tin ở Baghdad và ông ta nhìn tôi ngạc nhiên: "Họ có điên không vậy? Có phải họ muốn viết một cuốn sách hay cái gì đó không?". Rất nhiều phóng viên đã rời khỏi Baghdad, Đại sứ quán Mỹ tư vấn số còn lại cũng nên rời đi.
Tôi ngồi cùng các nhân viên trẻ của CNN trong chuyến bay 40 phút tới Baghdad. Niềm vui của tôi được tới Baghdad làm tin trở nên lớn hơn.
Vào cuối tháng 1, người Iraq bắt đầu cho nhiều nhà báo vào hơn để làm tin về cuộc chiến. Không có nhà báo Mỹ nào trong nhóm đầu tiên của 20 nhóm tới và tôi vận động Sadoun cho thêm các tổ chức tin tức lớn vào. Anh ta nói CNN là đủ rồi nhưng tôi tranh luận sự tin tưởng của tôi sẽ mạnh hơn nếu những người Mỹ khác nhìn thấy và làm tin về những gì tôi đang làm.
Một số hãng tin phàn nàn CNN đ
ang nhận đặc quyền từ những người Iraq. Một số cho rằng chúng tôi đã thỏa thuận để chia sẻ vệ tinh với chính phủ. Tôi đã cho phép Sadoun gọi cho Đại sứ quán Iraq trên đường dây của CNN để cấp visa cho các nhà báo. Anh ta đã đồng ý nói bằng tiếng Anh và tôi lắng nghe. Sadoun, một số đồng nghiệp nói có thể dễ dàng đã sử dụng telex trong Bộ Thông tin để trì hoãn việc cấp visa của anh ta. Tôi nói với họ anh ta quá sợ dời khỏi khách sạn nhưng họ không tin tôi.
Áp lực làm tôi nản lòng. Thậm chí sau khi đ
ội CNN tới, tôi cô đơn về đêm và thỉnh thoảng cảm thấy mệt mỏi. Ném bom luôn luôn gần hơn trong bóng tối. Tôi đã cầu hôn Kimberly trên điện thoại vệ tinh và sung sướng khi cô ấy chấp nhận.
Giờ cùng với một đội hoàn chỉnh trong thành phố, tôi có thể đ
ạt được những bài tin hiệu quả hơn. Người quay phim Dave Rust vui mừng được ra chiến trường với tôi. Sự có mặt của Rust cho phép tôi miêu tả sinh động toàn bộ cuộc sống ở đây.
Tôi liên tục đ
ề nghị Naji cho phép tới thăm chiến trường Kuwait nhưng ông ta từ chối. Ngày 6-2, ông ta cho phép chúng tôi tới thăm An Nasiriya, 40 dặm từ phía nam thành phố Basra. Con đường cao tốc chúng tôi đang đi nằm trong sự tấn công của các máy bay chiến tranh liên minh. Tôi nhìn thấy một xe chở khách nhỏ bị đạn tên lửa bắn trúng. Có ánh lửa bốc lên. Khi chúng tôi đi qua, tôi nhìn thấy nóc xe bị tung và hành khách bên trong bị thương, nhưng người giám sát không cho phép chúng tôi dừng lại.
Hai cây cầu chính của An Nasirya bị đánh sập trong trận ném bom và lần đầu tiên chúng tôi được phép chụp ảnh. Người Iraq trước đây phân
biệt những mục tiêu quân sự và những giới hạn máy quay của chúng tôi. Tôi đã cố gắng thuyết phục Sadoun nhiều tuần để được mở rộng phạm vi làm tin. Trước đó, anh ta đã nói không thể tới thăm các ngân hàng và bưu điện bị tàn phá.
Chúng tôi trở lại Baghdad vào tối muộn hôm đó. Chúng tôi lên hình trực tiếp vào nửa đêm nhưng có báo động máy bay tấn công trong suốt buổi truyền hình và người giám sát mới, Mahmoud, bước vào ngay phía trước máy quay để dừng buổi phát hình. Anh ta lo lắng rằng ánh đèn sáng của chúng tôi sẽ thu hút máy bay tấn công.
Ngày hôm sau, chúng tôi đ
ược phép tiến gần hơn tới chiến trường. Chúng tôi đi tới Basra, thành phố mà từ đó việc xâm chiếm Kuwait đã bắt đầu. Chúng tôi đi qua Basra trên một chiếc cầu duy nhất có thể đi qua được, và nhận thấy thành phố nằm giữa cuộc chiến.
Basra là một mục tiêu lớn có cảng và căn cứ quân sự mở rộng. Kết quả là có nhiều sự tàn phá với căn cứ dân sự hơn là ở Baghdad. Chúng tôi tới thăm một bệnh viện bị tiêu diệt và một giáo đường bị san phẳng. Chúng tôi ở
lại Khách sạn Sheraton Basra, một khách sạn từng rất đẹp nay đã biến thành boongke, tiền sảnh và hành lanh có bao bọc cát, các cửa sổ bị bịt kín. Vào bữa tối hôm đó, bàn ăn rung lên đến nỗi dao và dĩa ăn của chúng tôi rơi xuống sàn.
Tôi rất vui khi có sự
đa dạng trong tin, bài nhưng vị khách đầu tiên tôi chọn phỏng vấn trực tiếp ở Baghdad có thể là một sai lầm. Ông ta là Anthony Lawrence, một thành viên Mỹ của Đội hòa bình Vịnh vừa trở về từ chuyến đi ba tuần tại biên giới Saudi sau thất bại không ngăn được. Vị quan chức Washington giọng mềm mại được truyền hình với lời yêu cầu ủng hộ cảm động rằng, tất cả người Mỹ tham gia vào phong trào ủng hộ hòa bình trước khi cuộc xung đột "trở thành hủy diệt hàng loạt". Mặc dù tôi cố cân bằng sự công kích của ông ta với những câu hỏi đúng chỗ nhưng tôi đã nhận được điều tồi tệ nhất của phần đổi lại. Rất nhiều người ủng hộ ông ta tập trung trong vườn khách sạn để xem và vỗ tay. Các nhà sản xuất CNN không vui vẻ.
Nhóm phóng viên đầu tiên tham gia cùng chúng tôi ở Baghdad
rời đi ngày 8-2, họ chỉ được cấp visa 1 tuần. Một nhóm khác tới, gồm những người Mỹ đầu tiên từ khi chiến tranh bắt đầu, một đội làm tin truyền hình ABC do phóng viên thường trú Bill Blakemore dẫn đầu. CNN được miễn các yêu cầu về visa và ở lại.
Những người Mỹ tới cùng thư, thông điệp và giờ tôi đã biết đ
ầy đủ sự tranh cãi quanh phần tin của tôi. Những cuộc gọi vô số của tôi tới trụ sở CNN ở Atlanta hầu hết dành cho bản tin từ Baghdad. Tôi đã nhận được những bài tin không thường xuyên về phản ứng tiêu cực ở Mỹ và nơi nào đó trên thế giới, lúc đầu từ những cuộc trò chuyện điện thoại với con gái tôi Elsa, đang làm phóng viên ở tờ Boston Globe, sau khi tốt nghiệp Đại học Harvard. Bây giờ tôi hiểu tôi bị lên án ở Quốc hội. Đại diện Lawrence Coughlin của Pennsylavania đã buộc tội: "Arnett là thánh Joseph Geobbel của chế độ giống Hitler của Saddam Hussein”. Tom Johnson đã nhận được một bức thư từ 34 thành viên Quốc hội phàn nàn về phần làm tin của tôi "giúp tên độc tài loạn trí có miệng tuyên truyền tới hơn một trăm quốc gia”. Các thành viên bảo thủ của Quốc hội Anh đã so sánh tôi với những kẻ phản bội của Chiến tranh thế giới thứ hai. Những tay vẽ tranh biếm họa chính trị thích thú minh họa nhóm tôi với Saddam Hussein như một "video Benedict Arnold". Một tổ chức cánh hữu cực đoan đặt nick tôi là "Baghdad Pete" và biểu tình kêu gọi CNN không phát hình tôi. Charlton Heston mô tả tôi như một kẻ phản bội.
 |
Peter Arnett phỏng vấn Tổng thống Iraq Saddam Hussein năm 1991 |
CNN vẫn để các bà
i tin của tôi "bị kiểm duyệt" và liên tục các thẩm vấn hằng ngày từ các phát thanh viên. Ngày 7-2, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Alan Simpson của Wyming nói với các phóng viên tại một bữa tiệc trưa ở Capitol Hill rằng tôi là "Những gì chúng ta thường gọi một người thông cảm…Anh ta đã rất năng động ở Chiến tranh Việt Nam và anh ta đã giành được giải thưởng Pulitzer phần lớn là bởi vì những tư liệu chống chính phủ của anh ta. Và anh ta đã cưới một người Việt Nam có anh trai là Việt Cộng. Tôi gọi đó là những người Thông cảm trong những ngày đầu của tôi ở Chiến tranh thế giới hai”. Trong một lần trả lời điện thoại từ tờ Washington Post, Simpson nói đã được cung cấp thông tin “bởi một người AP có liên quan đến việc làm tin Chiến tranh Việt Nam. Một người đàn ông có danh tiếng lớn. Anh ta nói không biết tên của người anh rể hay cái gì là hoạt động Việt Cộng được cho là của anh ta".
Tôi cũng không. Một trong ba người anh em trai của Nina đã chết những năm 1950. Người thứ hai, một dược sĩ, chết ở miền Bắc Việt Nam những năm 1960. Người thứ ba là
một giáo viên dạy toán sống ở Hà Nội và không có hoạt động chính trị gì cả.
Simpson là một nhân vật có quyền lực ở Capitol Hill, sau đó là Nghị sĩ phụ trách dân tộc thiểu số và là bạn thân của Tổng thống Bush. Đ
ầu những năm 1980, tôi đã phỏng vấn ông ta và làm việc cùng nhân viên của ông ta về luật nhập cư mà ông ta thảo ra. Lần cuối cùng vào tháng 4 tôi gặp Simpson ở Jerusalem khi ông ta trở về nhà từ cuộc gặp với Saddam Hussein ở Baghdad. Tại một cuộc họp báo, ông ta chỉ trích sự không nhạy cảm của các phóng viên phương Tây với vị lãnh đạo Iraq. Sau này lộ ra rằng ông ta đã nói với Saddam Hussein: “Vấn đề của ông nằm ở chỗ truyền thông phương Tây chứ không phải với Chính phủ Mỹ. Miễn là ông tách biệt khỏi truyền thông, giới báo chí - nó là một giới báo chí kiêu căng và bợ đỡ - tất cả họ đều tự coi mình là những thiên tài chính trị. Đó là những gì phóng viên làm. Họ rất hay chỉ trích. Những gì tôi khuyên là ông nên mời họ tới đây tự chứng kiến".
Bạn bè ủng hộ tôi. David Halberstam nói với tờ Washington Post thích Nghị sĩ nhưng không phải "sự xấu xa của ông ta thậm chí khi
đề cập một người giống như Nina và liên hệ tới việc làm tin kì lạ của Peter như thể anh ta thông cảm với phía bên kia. Ông ta hoàn toàn sai. Tôi biết gia đình họ và những lời buộc tội đặc biệt đau đớn với họ”.
Tờ Washington Post lên án Simpson, "Nếu Peter
Arnett đã ở bất kì nơi nào để liếm gót giày và khúm núm với Saddam Hussein như Alan Simpson trong chuyến thăm nhà độc tài Iraq tháng 4 năm ngoái thì chúng tôi có thể hiểu tại sao phóng viên thường trú CNN lại đang bị tấn công về những bài phỏng vấn và phần tin của anh ta. Nhưng so sánh với những gì Nghị sĩ Simpson và một số đồng nghiệp của ông ta trên chuyến thăm đó đã làm để nịnh Saddam Hussein và làm cho họ cảm mến ông ta thì ông Arnett nhìn xuống gắt gỏng… Peter Arnett đang kiên cường ở Baghdad. Còn ở nhà đây, Alan Simpson đã trượt trong chất nhờn".
Và CNN kháng cự lại các cuộc gọi về việc di dời vị trí của tôi. Ngày 12-2, Ed Turner đưa ra một tuyên bố: "Một số từ ngữ và hình ảnh là đ
au thương nhưng đó là chiến tranh. Việc kiểm duyệt là phiền hà nhưng đó là những hạn chế trong các nước, gồm cả Mỹ". Ông ta kết luận: "Arnett và CNN ở đó để tất cả những người xem của chúng ta có thể ở đó, không hoàn hảo, hạn chế và nguy hiểm như vốn có".
Phạm Hải Chung (dịch)
-----------------
Kỳ 10: Buổi truyền hình cuối cùng