Chuyến về thăm Quảng Trị vừa qua (nhân dịp kỷ niệm 35 năm giải phóng: 1-5-1972/1-5-2007), tôi có dịp may gặp lại anh Lê Bá Dương, người thương binh một thời gắn bó máu thịt với mảnh đất này. Chính Lê Bá Dương đã từng lọt vào ống kính phóng viên chiến trường của tôi khi anh mới tròn 18 tuổi với 4 danh hiệu dũng sĩ (dũng sĩ diệt Mỹ, diệt xe tăng, diệt máy bay, diệt ngụy). Ấy thế mà suốt 35 năm trôi qua mặc dù cả hai đều đã về thăm Quảng Trị nhiều lần nhưng đây là lần đầu chúng tôi cùng nắm tay nhau đi trên mảnh đất thiêng, nơi chúng tôi tự coi là quê hương thứ hai của mình.
 |
Hành hương lên điểm cao 544m (căn cứ Phu Lơ cũ) để tưởng nhớ những chiến sĩ đã hy sinh khi giải phóng căn cứ này. Ảnh: Võ Minh Hoàn |
Để chuyến viếng thăm chiến trường xưa của hai cựu chiến binh (CCB) chúng tôi có thêm ý nghĩa, chúng tôi thấy cần có những đêm ngủ ngay tại các chiến địa ác liệt năm xưa, nơi vẫn còn đồng đội của chúng tôi nằm lại. Thành cổ Quảng Trị được chọn trước tiên. Chúng tôi sẽ ngủ không mùng màn, nằm trên nền đất và thảm cỏ xanh. Đây là đêm ngủ bên đồng đội bởi dưới lớp cỏ non kia có thể còn xương cốt của những người con trung hiếu của mọi miền quê hương sau 35 năm vẫn chưa được trở về với mái ấm gia đình, dù chỉ là nắm xương không toàn vẹn. Đêm ngủ này là đêm chúng tôi gặp, tâm sự với những người lính trẻ mãi tuổi 20. Đêm của ký ức và hoài niệm về một thời hoa lửa với những chiến công bất hủ của tình yêu Tổ quốc và lý tưởng cao cả. Được tin hai chúng tôi có đêm ngủ trong Thành cổ, nhiều CCB, nhiều anh chị em du kích năm xưa, trong đó có người trực tiếp chiến đấu trong 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ đã kéo nhau vào cùng chúng tôi thắp nhang trên thảm cỏ khấn xin các anh về cùng chúng tôi tận hưởng một đêm vui trong tình đồng đội thân thương như ngày nào sống chết bên nhau. Mấy ly rượu trắng tinh khiết được trân trọng đổ rải xuống mặt đất và thảm cỏ mềm, hy vọng sẽ làm ấm lòng người cõi âm. Chúng tôi đã hát, đọc thơ, kể chuyện để giãi bày lòng mình và làm vui lòng người đã khuất. Có một chị du kích đã đọc bài thơ của mình, bài thơ chính là một bức thư tình thời chiến, rồi chị khóc…
Sáng hôm sau, tôi và Lê Bá Dương đến thăm Bến Vượt, nơi các chiến sĩ ta 35 năm trước vượt sông Thạch Hãn bằng mọi phương tiện thô sơ dưới làn hỏa châu ngợp trời để sang Thành cổ chiến đấu. Nhìn dòng nước trong xanh, bao kỷ niệm ập về. Lê Bá Dương xúc động đọc 4 câu thơ nổi tiếng do anh sáng tác được nhiều người dân Quảng Trị và các CCB thuộc lòng:
Đò lên Thạch Hãn... ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi đôi mươi thành sóng biếc
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm
Lê Bá Dương cũng được người dân Quảng Trị yêu mến quý trọng bởi anh là người đầu tiên mua thật nhiều hoa để thả xuống các dòng sông, để rồi năm tháng trôi qua, việc thả hoa trên các dòng sông một thời máu lửa trở thành phong tục đẹp của người dân Quảng Trị.
Đêm ngủ thứ hai đầy ấn tượng nhằm vào điểm cao 544m thuộc miền núi huyện Cam Lộ, một nhánh nhô ra của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Những năm chống Mỹ đỉnh cao này là căn cứ quân sự mạnh của Mỹ với tên gọi Phu Lơ. Đỉnh Phu Lơ là con mắt thần, trọng điểm của hàng rào điện tử Mắc na-ma-ra, nơi quân địch thường gieo rắc bao tội ác đối với quân và dân ta. Đây cũng là nơi diễn ra nhiều cuộc vây ép, bắn pháo của bộ đội, du kích gây tổn thất không nhỏ cho địch. Mùa hè năm 1971, ta hoàn toàn tiêu diệt căn cứ này. 36 năm qua, căn cứ vốn khô cằn do bom đạn và gió Lào thiêu đốt đã trở thành phế tích và xa vời với nhiều người. Cuộc hành trình để chiếm lĩnh
Đêm ngủ thứ hai đầy ấn tượng nhằm vào điểm cao 544m thuộc miền núi huyện Cam Lộ, một nhánh nhô ra của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Những năm chống Mỹ đỉnh cao này là căn cứ quân sự mạnh của Mỹ với tên gọi Phu Lơ. Đỉnh Phu Lơ là con mắt thần, trọng điểm của hàng rào điện tử Mắc na-ma-ra, nơi quân địch thường gieo rắc bao tội ác đối với quân và dân ta. Đây cũng là nơi diễn ra nhiều cuộc vây ép, bắn pháo của bộ đội, du kích gây tổn thất không nhỏ cho địch. Mùa hè năm 1971, ta hoàn toàn tiêu diệt căn cứ này. 36 năm qua, căn cứ vốn khô cằn do bom đạn và gió Lào thiêu đốt đã trở thành phế tích và xa vời với nhiều người. |
điểm cao này hôm nay mang nhiều ý nghĩa. Với 4 giờ hành quân, phải vượt qua nhiều ngọn núi cao 300, 400m… Với đường đi khá hiểm trở, có đủ suối, đèo, đá tảng và độ dốc cheo leo. Đoàn đi có tới gần 30 người gồm các CCB, các cán bộ cấp huyện, các cựu chiến sĩ du kích, một số thanh niên và một vài đồng bào dân tộc Vân Kiều… Đặc biệt có vị thiếu tướng-bác Phan Long đã 79 tuổi vẫn dẻo dai sánh vai cùng các bạn trẻ. Mỗi lần đoàn dừng lại nghỉ chân là một lần diễn ra các cuộc vui thấu trời: nào ca hát, đọc thơ, nhảy múa, kể chuyện kháng chiến, chụp ảnh lưu niệm… Đúng 5 giờ chiều, đoàn đã chinh phục được điểm cao 544m. Đoàn người reo hò, phất cờ “
xông lên” như ngày nào xung trận. Tôi bấm máy, mường tượng như đoàn quân năm xưa băng mình trong khói bom (thực ra là sương mù). Từ đỉnh cao nổi tiếng này nhìn ra xung quanh là một cảnh tượng non xanh nước biếc tới tận chân trời, tôi ngỡ mình đang đứng trên đỉnh Lang Biang (Đà Lạt) hay Sa Pa huyền ảo. Nhìn xuống dưới chân: căn cứ cố thủ xưa của Mỹ với những hầm hào đã sụp lở, vương vãi những bao cát, vỏ đạn, mảnh áo giáp… Sức mạnh tàn bạo một thời đã bị chôn vùi vào dĩ vãng. Đây đó những khóm sim, khóm mua đang ra hoa nhưng cằn cỗi. Đêm xuống, mọi người đốt lửa, dựng lán, ăn tạm… nhưng vui không kể xiết. Anh Lê Bá Dương đã kể lại câu chuyện chiến đấu dũng cảm trên đồi Thám Báo bên cạnh điểm cao 544m khi anh chỉ huy một trung đội tử thủ ở đây. Pháo địch đã chụp xuống vùi lấp toàn bộ trung đội, hầu hết đồng đội đã hy sinh, Lê Bá Dương bị vùi lấp bất tỉnh nhưng trung đội của anh đã hoàn thành nhiệm vụ giữ chân địch để toàn đơn vị xông lên giải phóng căn cứ này. Câu chuyện của Lê Bá Dương và các CCB khác đã gây xúc động cho mọi người, nhất là các bạn trẻ. Chúng tôi đã có một đêm thú vị đối đầu với mưa, rét run người và khám phá ra nhiều điều bổ ích, trong đó có cả khám phá… chính bản thân mình.
Sáng hôm sau, trước khi hành quân xuống núi, một CCB đã nói với phóng viên báo chí: “Cuộc chinh phục đỉnh cao này vừa là để tưởng niệm những đồng đội đã hy sinh vừa là để gợi ra một điểm du lịch sinh thái, về nguồn, tìm hiểu lịch sử bổ ích”.
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đoàn Công Tính