Bộ Quốc phòng vừa ban hành Kế hoạch số 4336/KH-BQP triển khai Quyết định số 1002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao giai đoạn 2025-2035 và định hướng tới năm 2045 (Đề án 1002).
Kế hoạch của Bộ Quốc phòng nhằm cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án 1002 bảo đảm tiến độ, thống nhất, hiệu quả, sát tình hình, yêu cầu nhiệm vụ của Quân đội; phát huy tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo của các cơ quan, đơn vị, học viện, trường, cơ sở đào tạo Quân đội trong lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án 1002.
Bộ Quốc phòng yêu cầu xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, nhà trường và lộ trình thời gian thực hiện. Căn cứ nhiệm vụ được giao tại kế hoạch, các cơ quan, đơn vị, nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện; đề xuất kinh phí bảo đảm và huy động các nguồn lực cần thiết để triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao bảo đảm tiến độ, chất lượng. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện, kịp thời khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong triển khai thực hiện kế hoạch.
THÁI HÀ
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc phòng an ninh xem các tin, bài liên quan.
Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, từ cấp Trung ương đến cơ sở. Trong bối cảnh đó, nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Công nghệ thông tin (CNTT) đóng vai trò then chốt, cơ hội để phát triển kinh tế số và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương. Tuy nhiên, việc thu hút và giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao CNTT ở cấp xã lại là một thách thức lớn, đòi hỏi những cách tiếp cận sáng tạo và chính sách thu hút hấp dẫn.
Trong hai ngày 21 và 22-5, Đảng bộ Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ Cảnh sát biển tổ chức Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030. Thiếu tướng Lê Đình Cường, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Cảnh sát biển Việt Nam dự và chỉ đạo Đại hội.
Trong bối cảnh cải cách hành chính mạnh mẽ và tinh gọn bộ máy nhà nước hiện nay, phương thức quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm đang ngày càng trở nên phổ biến, tiên tiến và hiệu quả.