Từ xa xưa cho đến nay, việc khai tác nguồn hải sản, dù đã được cải tiến nhiều về kỹ thuật... vẫn không khác mấy về căn bản so với phương thức hái lượm và săn bắt mà loài người có từ thuở phát minh ra cung tên và cạm bẫy. Thu hoạch từ “nông nghiệp” biển kiểu này hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên và không có gì đảm bảo về sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm...
Từ xa xưa cho đến nay, việc khai tác nguồn hải sản, dù đã được cải tiến nhiều về kỹ thuật... vẫn không khác mấy về căn bản so với phương thức hái lượm và săn bắt mà loài người có từ thuở phát minh ra cung tên và cạm bẫy. Thu hoạch từ “nông nghiệp” biển kiểu này hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên và không có gì đảm bảo về sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm.
 |
|
Con người có thể làm cuộc cách mạng về “nông nghiệp” biển, nếu chuyển được từ nền kinh tế tự nhiên sang “thâm canh”, “chăn dắt”. Có thể dẫn ra một ví dụ: một con tôm hùm đẻ bình thường hằng năm mươi triệu trứng. Và chỉ có một phần triệu số tôm hùm tồn tại được trong sự cạnh tranh sinh tồn ghê gớm của biển cả. Nếu nhờ sự can thiệp của con người mà thêm 1% số tôm trưởng thành... sẽ làm kho thức ăn của nhân loại giàu thêm được hàng chục triệu tấn mỗi năm. Người ta đang nghiên cứu để nuôi cá biển theo phương thức: tập trung cá đẻ trong một vùng biển định giới. Có thể dùng các hàng rào điện tử, ánh sáng hay siêu âm để bảo vệ chúng. Và trong khu vực “chăn nuôi’ sẽ tạo điều kiện “ khí hậu” và thức ăn thích hợp, kết hợp với các biện pháp sinh lý hay hóa sinh để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng giống như các súc vật nuôi trên cạn vậy. Về kỹ thuật, không có gì khó khăn trong việc thành lập những khu vực “chăn nuôi” trong biển như vừa mô tả trên. Còn sản lượng? Con số vài nghìn tấn hải sản cho mỗi ha mặt biển không hề quá đáng một chút nào. Và điều quan trọng hơn, con người hoàn toàn có khả năng chủ động chọn lọc về chất lượng mà vẫn duy trì mối cân bằng sinh vật trong biển.
Một lĩnh vực quan trọng khác của “nông nghiệp” biển là trồng trọt trong nước. Người ta biết có nhiều loại cây có khả năng sống trong nước mặn như các loài tảo biển, rong, rêu, rau câu... Một số loài cây khác cũng có thể “luyện tập” để thích nghi sinh trưởng với môi trường nước biển được. Ưu thế tuyệt đối của việc gieo trồng trong biển là tận dụng được năng lượng ánh sáng. Ánh sáng mặt trời có thể xuyên tới hàng trăm mét nước, và trong một bề dày này có thể phát triển nhiều tầng, nhiều lớp. Về nguyên tắc, cũng không có gì khó thực hiện đối với việc thâm canh, trồng trọt ở những vùng biển giới hạn. Kỹ thuật bón phân, bảo vệ mùa màng, thu hoạch còn dễ hơn ở trên mặt đất. Cho nên, một số nhà kinh tế đã rất lạc trước nền kinh tế “nông nghiệp” biển. “Nông nghiệp” biển có thể cứu nhân loại trước nguy cơ khan hiếm lương thực hiện nay./.
Nguyễn Tầm