Bộ Quốc phòng vừa ban hành văn bản hợp nhất thông tư quy định về chức danh cán bộ ngành thi hành án Quân đội.
Thông tư quy định rõ tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, biệt phái... chức danh cán bộ ngành thi hành án Quân đội.
Đối với chức danh thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu, thông tư quy định phải là sĩ quan tại ngũ, có đủ tiêu chuẩn độ tuổi, sức khỏe theo quy định; có năng lực chỉ huy, điều hành thực hiện nhiệm vụ, uy tín cao; phải đang là chấp hành viên từ trung cấp trở lên.
 |
Ảnh minh họa: Tạp chí Luật sư Việt Nam |
Chức danh chấp hành viên, thông tư quy định tiêu chuẩn theo từng cấp (sơ cấp, trung cấp, cao cấp); trong đó, chấp hành viên cao cấp ngoài các tiêu chuẩn chung cần phải có trình độ cao cấp lý luận chính trị hoặc xác nhận trình độ chính trị tương đương; có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự cao cấp.
Các chức danh thẩm tra viên, thư ký thi hành án cũng được quy định rõ tại thông tư này.
Về nguồn tuyển chọn cán bộ ngành thi hành án Quân đội, thông tư nêu rõ hai đối tượng: Một là quân nhân tại ngũ, có bằng cử nhân luật hoặc đã trúng tuyển đại học chuyên ngành luật; hai là với công dân Việt Nam không thuộc biên chế Quân đội thì phải là cử nhân luật hệ chính quy, tốt nghiệp loại khá trở lên hoặc thạc sĩ, tiến sĩ luật.
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 16-3.
MINH ANH
Quy định 214 của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ký ban hành.
Bạn đọc Nguyễn Việt Hùng ở xã Xuân Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết, pháp luật quy định như thế nào về xác định việc chưa có điều kiện thi hành án?