Trả lời:

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, mức hưởng lương hưu của chồng chị được tính như sau:

- 18 năm đầu đóng BHXH của chồng chị sẽ tương ứng với 45%; 

- Từ năm thứ 19 đến năm thứ 30 = 12 năm x 2% = 24%;

- Tỷ lệ phần trăm lương hưu của chồng chị là: 45% + 24% = 69%.

Chồng chị Hạnh có 30 năm công tác liên tục trong quân đội và tham gia đóng BHXH nên tỷ lệ hưởng lương hưu tại tháng 8-2020 là 69% mức bình quân tiền lương làm căn cứ tính hưởng lương hưu.

* Anh Nguyễn Văn Hùng ở phường Ngô Quyền (thị xã Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) hỏi: Tôi từng công tác trong đơn vị quân đội, nhưng vì nhiều lý do, tôi xin phục viên kể từ ngày 1-4-2017 với cấp bậc Thiếu tá. Tôi đã được BHXH Bộ Quốc phòng xác nhận bảo lưu thời gian đóng BHXH là 20 năm 6 tháng. Vậy đến khi nào tôi được nhận lương hưu?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 3, khoản 4, Điều 17, Thông tư liên tịch số 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH, ngày 30-6-2016 của liên Bộ Quốc phòng-Bộ Công an-Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội: Người lao động có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và trong thời gian bảo lưu mà không tiếp tục đóng BHXH nữa thì nam khi đủ 55 tuổi và nữ khi đủ 50 tuổi sẽ được hưởng lương hưu hằng tháng.

Hoặc nếu bị ốm đau, tai nạn rủi ro mà bị suy giảm khả năng lao động, thì chủ động đi giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động, nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ 50 tuổi được hưởng lương hưu.

Như vậy, đối chiếu với quy định nêu trên, nếu trong điều kiện bình thường, anh Hùng đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu, còn bị ốm đau hay tai nạn mà giám định suy giảm khả năng lao động 61% trở lên thì được hưởng lương hưu khi đủ 50 tuổi.

Mọi thông tin, ý kiến cần giải đáp xin gửi về Phòng biên tập Công tác Đảng, công tác chính trị, Báo Quân đội nhân dân, số 7 Phan Đình Phùng, Hoàn Kiếm, Hà Nội; điện thoại: 069.554119; 024.37478610; thư điện tử: chinhtriqdnd@yahoo.com.vn.

QĐND