Ngày 6-3, tại TP Pleiku, Tòa án Nhân dân tỉnh Gia Lai xét xử bị cáo Rơ Châm Grông (sinh năm 1961, sống tại làng Krăi, thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai).
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Gia Lai truy tố, với mục đích phục hồi lại tổ chức phản động “Tin lành Đê Ga” ở trong nước bằng tên gọi mới là “Sang Pơpu Ana Cữ” nên Rơ Châm Kút (hiện sống lưu vong tại Mỹ) đã liên lạc, lôi kéo Rơ Châm Grông tin và đi theo cái gọi là “Tin lành Đê Ga” và giao cho Rơ Châm Grông làm “Chấp sự trưởng” khu vực Chư Păh.
 |
Bị cáo Rơ Châm Grông.
|
Từ năm 2020 đến khi bị bắt, Rơ Châm Grông đã tổ chức nhiều cuộc họp ở huyện Chư Păh và Ia Grai để tuyên truyền, phát triển tổ chức, hình thành bộ khung và phân công các chức danh từng bộ khung ở cấp làng; nhiều lần nhận tiền, vật chất của lực lượng bên ngoài để phục vụ cho tổ chức phản động trong nước với mục đích gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tòa xác định, hành vi phạm tội nêu trên của bị cáo Grông gây nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến khối đại đoàn kết các dân tộc, gây mất ổn định an ninh chính trị tại địa phương; tuyên phạt bị cáo 7 năm tù về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết”.
QUANG HỒI
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Pháp luật xem các tin, bài liên quan.
Ngày 25-2, tại Hà Nội, Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Trần Việt Trường và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) Lê Thị Thu Hằng đã đồng chủ trì cuộc làm việc giữa hai cơ quan nhằm rà soát kết quả triển khai công tác phối hợp trong năm 2024 và trao đổi, thảo luận về một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025.
56 ngày đêm kiên cường chiến đấu, quân và dân ta đã giành thắng lợi vang dội, đập tan tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương của quân viễn chinh Pháp. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý, trong đó bài học phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là nội dung có ý nghĩa thời đại sâu sắc.