Nhớ lại, Hội thành lập vào tháng 10-2010, theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ với hàng loạt khó khăn, vướng mắc. Bởi thế, ngày 21-6-2011, lãnh đạo Hội đến gặp Đại tướng Phùng Quang Thanh, khi đó là Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và lãnh đạo một số cơ quan chức năng thuộc Bộ Quốc phòng, đề xuất một số kiến nghị giúp Hội hoạt động thuận lợi, hiệu quả.

Thật bất ngờ hơn cả sự mong đợi. Tại buổi làm việc, Đại tướng Phùng Quang Thanh hết sức tâm huyết, khẳng định: “Bộ Quốc phòng coi công việc của Hội cũng chính là công việc của mình, luôn ủng hộ, hỗ trợ và có trách nhiệm phối hợp, giúp đỡ để Hội thực hiện tốt các hoạt động tri ân liệt sĩ”.

Để giải quyết bước đầu những khó khăn của Hội, Đại tướng Phùng Quang Thanh chỉ đạo: 1. Giao Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị (TCCT) sớm hoàn thành Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ (HCLS); sớm hoàn thiện về dữ liệu liệt sĩ, đồng thời có sự chia sẻ thông tin liệt sĩ với Hội. 2. Giao cho Cục Quân lực sớm hoàn thành việc giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị quân đội trong chiến tranh; cung cấp cho các đơn vị liên quan và Hội phục vụ việc cung cấp cho thân nhân về thông tin liệt sĩ. 3.  Chỉ đạo các doanh nghiệp trong toàn quân tham gia hỗ trợ tài chính cho Hội theo đúng quy chế, quy định của Nhà nước. 4.

leftcenterrightdel

Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam phối hợp với Báo Quân đội nhân dân và một số cơ quan chức năng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Bài ca Chiến thắng”, tháng 4-2017. Ảnh: TUẤN HUY. 

Giao cho Cục Doanh trại chủ trì, nghiên cứu và đề xuất về trụ sở làm việc của Hội theo hướng ổn định lâu dài. 5. Bộ Quốc phòng tặng kinh phí để Hội mua phương tiện hoạt động. 6. Giao Cục Chính sách (TCCT) là Cơ quan Thường trực của Bộ trong việc giải quyết đề xuất của Hội và báo cáo Bộ. Văn phòng Bộ sắp xếp lịch Bộ trưởng làm việc với Hội khi cần thiết.

Gần 7 năm qua, 6 nội dung quyết định đó có tác dụng to lớn, tạo điều kiện nền tảng để hoạt động của Hội được thuận lợi, thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Trước hết, nhờ sự giúp đỡ của Cục Chính sách (TCCT), Hội đã chủ động thu thập, thông báo thông tin hơn 109.000 liệt sĩ lên các các phương tiện thông tin đại chúng; tư vấn và hỗ trợ hơn 11.000 gia đình liệt sĩ tìm kiếm hài cốt người thân. Đã có hơn 200 gia đình xác định được HCLS bằng phương pháp thực chứng; hỗ trợ miễn phí và gửi 740 trường hợp làm giám định ADN (đúng 75%); phối hợp với Viện Pháp y quân đội, Viện Pháp y quốc gia lấy hàng nghìn mẫu sinh phẩm thân nhân liệt sĩ để giám định ADN ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Hội đã đảm nhận nhiệm vụ xác định HCLS theo nhóm mộ. Từ cuối năm 2014 đến nay, đã khai quật và lấy được 135 mẫu sinh phẩm hài cốt và gần 200 mẫu sinh phẩm thân nhân liệt sĩ ở hơn 20 tỉnh, thành phố. Kết quả giám định bước đầu đạt 57%. Hội cũng phối hợp với bộ CHQS các tỉnh tổ chức tìm kiếm, hỗ trợ cất bốc và di chuyển hơn 300 HCLS ở nhiều chiến trường khác nhau về quê hương. Cùng với đó, Hội đã tổ chức khảo sát thực trạng về thân nhân liệt sĩ và có nhiều kiến nghị đúng đắn, sát thực tiễn, được Trung ương ghi nhận liên quan đến vấn đề này.

Bằng nguồn kinh phí huy động được, mà phần lớn từ các doanh nghiệp quốc phòng, Hội đã hỗ trợ gia đình liệt sĩ có hoàn cảnh khó khăn 267 nhà tình nghĩa, 1.115 sổ tiết kiệm; trao 220 suất học bổng tặng các con, cháu liệt sĩ nghèo vượt khó và trao hơn 10.050 suất quà tới các gia đình liệt sĩ và Bà mẹ Việt Nam anh hùng; phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho gần 11.000 lượt đối tượng người có công.

Hoạt động tuyên truyền tri ân liệt sĩ được Hội chăm lo thiết thực, hiệu quả. Được sự hỗ trợ của TCCT và các quân chủng, binh chủng trong toàn quân, Hội đã 5 lần mở cổng thông tin điện tử nhân đạo đầu số 1400 để tuyên truyền, vận động xã hội nhắn tin ủng hộ Quỹ "Tri ân liệt sĩ", đã có gần 200.000 tin nhắn được tiếp nhận. Trang thông tin điện tử trianlietsi.vn và Tạp chí điện tử Tri ân của Hội với nhiều nội dung phong phú: Gần 5.000 tin, bài được đăng tải; thường xuyên cập nhật các chính sách mới của Đảng, Nhà nước về liệt sĩ. Đăng tải hơn 100.000 thông tin liệt sĩ... Đã có hơn 16 triệu lượt người thuộc hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ truy cập.

Hội đã phối hợp với Báo Quân đội nhân dân 7 lần tổ chức giao lưu nghệ thuật theo nhiều chủ đề và nội dung phong phú, như: “Tri ân liệt sĩ”,  “Mẹ đã có cả nước non” ; “Trọn vẹn nghĩa tình”,  “Ấm tình đồng đội”, “Sáng mãi tên anh”... Phối hợp với các ban ngành, các quân khu, quân đoàn và tổ chức đoàn thể xã hội một số tỉnh tổ chức chương trình hoạt động tri ân liệt sĩ ở nhiều địa phương trong cả nước.

Đặc biệt, Hội đã được Bộ Quốc phòng bố trí trụ sở làm việc tại số 8, Nguyễn Tri Phương (Hà Nội); được Trạm khách Bộ Quốc phòng bao cấp toàn bộ chi phí quản trị cơ quan như điện, nước, điện thoại.

Như vậy, sự giúp đỡ của Bộ Quốc phòng với Hội gần 7 năm qua là toàn diện và rất hiệu quả. Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới các đồng chí lãnh đạo Bộ Quốc phòng, các cơ quan chức năng cùng các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng đã ủng hộ, đồng hành, giúp đỡ Hội hoàn thành nhiệm vụ. Hội cam kết sẽ tiếp tục hoạt động nhiều hơn nữa, hiệu quả hơn nữa, góp phần vào sự nghiệp tri ân của dân tộc.

NGUYỄN ĐÌNH THƯỜNG

Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam