Theo đó, lớp tập huấn được tiến hành trong thời gian 6 ngày (từ 29-9 đến 4-10). Tại đây, các hộ dân đã được các cán bộ Binh đoàn 16, Trung đoàn 726 và Cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tuy Đức giới thiệu về kỹ thuật xây dựng chuồng trại chăn nuôi và các biện pháp xử lý chất thải; kỹ thuật trồng và chế biến dự trữ thức ăn cho trâu, bò; kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò sinh sản và các biện pháp phòng trừ dịch bệnh. 

leftcenterrightdel

Toàn cảnh lớp tập huấn tại Trung đoàn 726.

Trong quá trình tham gia lớp tập huấn, các hộ dân cũng được trao đổi, giải đáp những thắc mắc, các vấn đề còn băn khoăn trong chăn nuôi bò cái sinh sản. Sau khi được giới thiệu về lý thuyết cơ bản, các hộ dân sẽ tham quan các mô hình chăn nuôi trâu, bò sinh sản đạt hiệu quả trên địa bàn để tích lũy kinh nghiệm.

leftcenterrightdel
Cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tuy Đức hướng dẫn bà con cách chăm sóc vật nuôi.

Trung tá Đỗ Văn Định, Phó trung đoàn trưởng Kỹ thuật, Trưởng ban quản lý dự án Trung đoàn cho biết: Sau đợt tập huấn này, các hộ dân sẽ tiến hành làm chuồng và công tác chuẩn bị.

Dự kiến tháng 10-2023, đơn vị sẽ tặng 108 con bò, 35 con trâu cho các hộ gia đình để tổ chức chăn nuôi phát triển kinh tế. Tổng kinh phí tặng trâu, bò lần này cho các hộ dân với số tiền hơn 3 tỷ đồng được thực hiện do nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14-10-2021 của Thủ tướng Chính phủ.

leftcenterrightdel

Các đại biểu tham quan các mô hình chăn nuôi trâu, bò sinh sản đạt hiệu quả trên địa bàn. 

Thông qua tập huấn trang bị cho các hộ dân nắm chắc kỹ thuật chăn nuôi, các biện pháp phòng, trừ dịch bệnh và xây dựng chuồng trại chăn nuôi, chuẩn bị nguồn thức ăn cho gia súc, từ đó, góp phần tạo ra của cải vật chất, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân trên địa bàn biên giới.

Tin, ảnh: HỒNG THẮM 

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.