Hội thảo "Giải pháp về nguồn nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long" là nỗ lực của ban tổ chức nhằm thúc đẩy, tìm giải pháp, đề xuất cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng nguồn nước hợp lý, hướng tới phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Qua đó, lan tỏa truyền thông giúp các địa phương, người dân, doanh nghiệp có thông tin đầy đủ hơn về tình hình hạn mặn, thiếu nước trong sản xuất, sinh hoạt. Theo đó, có những hành động thiết thực từ việc sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt, sản xuất trước diễn biến cực đoan của thời tiết hiện nay.

leftcenterrightdel
Quang cảnh hội thảo. 
leftcenterrightdel

Các diễn giả thảo luận tại Hội thảo "Giải pháp về nguồn nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long".

Tại hội thảo các chuyên gia cùng làm rõ hơn về những vấn đề liên quan đến các giải pháp dài hạn, lộ trình và bước đi phù hợp trong việc ứng phó với hạn mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo các chuyên gia, trước mắt các ngành chức năng cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ, cập nhật liên tục các bản tin cảnh báo, dự báo diễn biến tình hình khí tượng, thủy văn, hạn hán, thiếu nước xâm nhập mặn của Bộ Tài nguyên và Môi trường để chủ động trong triển khai các kế hoạch sản xuất, thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong đó ưu tiên cao nhất đảm nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân.

Vận hành hiệu quả các hệ thống, công trình thủy lợi để lấy nước, chủ động trữ nước bảo đảm đáp ứng nhu cầu tối thiểu nước tưới cho cây trồng hạn chế thiệt hại. Tuyên truyền vận động nhân dân sử dụng tiết kiệm nước; giữ vệ sinh nguồn nước; có hình thức linh hoạt tích trữ nước ngọt, tránh lãng phí nguồn nước ngọt. Rà soát lại diện tích cây trồng và khuyến cáo thực hiện cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng nhằm hạn chế thiệt hại do hạn mặn gây ra; triển khai các phương án ngăn mặn, giữ ngọt, tiết kiệm nước tưới.

leftcenterrightdel
PGS,TS Lê Anh Tuấn, Giảng viên cao cấp Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ trình bày tham luận tại hội nghị. 

Về giải pháp lâu dài theo các chuyên gia cần đầu tư, hiện đại hóa các công trình hạ tầng mang tính tổng thể, đồng bộ, liên vùng để giảm thiểu xâm nhập mặn vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tăng cường vai trò của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam trong quản lý tổng hợp lưu vực sông Cửu Long; đảm bảo phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức, các nhà khoa học và cộng đồng tham gia trong quá trình ra quyết định và theo dõi, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng nước tại Đồng bằng sông Cửu Long; tiếp tục đàm phán, hợp tác với các quốc gia thượng nguồn có hồ chứa thủy điện lớn, kể cả ở dòng chính và dòng nhánh, để vận hành phát điện, xả nước xuống hạ du, bảo đảm duy trì chế độ dòng chảy trên sông ở mức phù hợp... 

Tin, ảnh: THÚY AN

 * Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.