Trong khuôn khổ sự kiện trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng và các tiềm năng của miền Tây Nghệ An ở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), sáng 18-11, Bộ NN-PTNT phối hợp cùng UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Toạ đàm định hướng chiến lược phát triển vùng miền Tây xứ Nghệ.
 |
Biểu diễn múa sạp tại sự kiện trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng và các tiềm năng của miền Tây Nghệ An ở khuôn viên Bộ NN-PTNT. |
Miền Tây Nghệ An là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của tỉnh Nghệ An, khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước; có vai trò quyết định đối với môi trường sinh thái của tỉnh; có tiềm năng và lợi thế phát triển về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy điện, khai khoáng, du lịch và phát triển kinh tế cửa khẩu. Trong những năm qua, kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An đã có nhiều bước phát triển khá, toàn diện.
 |
Một gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại sự kiện. |
Chia sẻ tại tọa đàm, đồng chí Thái Thanh Quý, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An cho rằng: Miền Tây Nghệ An là một kho báu của tỉnh Nghệ An với nhiều lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng đất đai, con người văn hóa giàu bản sắc của các dân tộc. Thế nhưng khu vực này chưa khai thác, phát huy được lợi thế, tiềm năng, đây là điều trăn trở lớn của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Nghệ An lâu nay. Nghệ An sẽ chưa thể giàu mạnh được nếu chưa khai thác, phát huy được tiềm năng, lợi thế của khu vực miền Tây Nghệ An.
Phát biểu tại tọa đàm, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan khẳng định, cần có chương trình hành động một cách có hệ thống giữa Bộ NN-PTNT và Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An nhằm thiết lập kế hoạch cụ thể để xây dựng và phát triển khu vực miền Tây Nghệ An vốn rất nhiều tiềm năng lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, giàu bản sắc văn hóa dân tộc và con người nơi đây vốn có truyền thống hiếu học, cần cù, chịu khó.
Tin, ảnh: NGUYỄN KIỂM
Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.
Cách đây tròn 50 năm, ngày 26-4-1973, Trung đoàn 4, Quân khu Trị Thiên (tiền thân của Đoàn Kinh tế-Quốc phòng (KT-QP) 4, Quân khu 4) được thành lập. Kể từ đó, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, nhân viên đơn vị đã lập nhiều chiến công, thành tích tiêu biểu, xây đắp nên truyền thống quý báu 10 chữ vàng “Đoàn kết-kiên cường-vượt khó-lập công-quyết thắng”.
Trong không khí ngày Xuân Nhâm Dần đang trải dài từ Bắc vào Nam, chúng tôi cùng đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Nghệ An ngược Quốc lộ 48 để tổ chức chương trình “Tết ấm miền Tây”, mang Tết đến với bà con nơi biên cương xứ Nghệ. Đi đến đâu, chúng tôi cũng được chứng kiến không khí ấm áp, vui tươi, thắm đượm nghĩa tình quân dân nơi vùng cao biên cương Tổ quốc.
QĐND - Cũng do cơ duyên và công việc nên tôi có nhiều dịp được đến với Lữ đoàn Công binh 414 (Đoàn Công binh Hải Vân) thuộc Quân khu 4. Lần đầu tôi đến lữ đoàn công tác đã cách đây hơn 20 năm. Khi ấy, doanh trại của lữ đoàn hầu hết là nhà cấp 4, nhưng như thế cũng đã là khang trang so với các đơn vị khác trong quân khu lúc bấy giờ.
QĐND Online - Công trình thuỷ điện Bản Vẽ được xây dựng trên sông Cả thuộc xã Yên Na, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An nằm trong danh mục các dự án nguồn điện dự kiến quốc gia đưa vào vận hành năm 2009-2010...
QĐND - Mặc dù Nghệ An còn là một tỉnh nghèo, thu nhập bình quân đầu người thấp, chỉ bằng 70% của cả nước, song bằng các hoạt động xúc tiến đầu tư, bức tranh kinh tế-xã hội của tỉnh đã có những khởi sắc đáng ghi nhận; kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong GDP...