Theo đó, tiếp tục triển khai kịp thời, hiệu quả các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Ban Chỉ đạo 138/CP trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Cụ thể: Đề cao, gắn trách nhiệm của người đứng đầu các cấp trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Trong đó, giao thủ trưởng các đơn vị tổ chức quán triệt, chỉ đạo công chức, viên chức, người lao động nắm vững, thực hiện đúng, đầy đủ các quy định pháp luật, quy trình nghiệp vụ, đồng thời đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đấu tranh, ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức bảo đảm yêu cầu công tác trong tình hình mới; có cơ chế sàng lọc, thay thế, luân chuyển những người không đủ năng lực công tác, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm pháp luật.
|
|
Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính: Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và trốn thuế. Ảnh minh họa: mof.gov.vn
|
Bên cạnh đó, lãnh đạo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Bộ Tài chính đã giao nhiệm vụ cụ thể cho Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế và Thanh tra Bộ Tài chính. Trong đó đáng chú ý, lãnh đạo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Bộ Tài chính yêu cầu Tổng cục Hải quan tập trung triển khai đẩy mạnh công tác thu thập thông tin, nắm chắc tình hình địa bàn; triển khai áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ trong công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, chuyển giá, trốn thuế, rửa tiền của các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh.
Trong đó, tập trung trọng tâm vào các mặt hàng trọng điểm là hàng cấm, ma túy, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế, hàng xuất nhập khẩu có điều kiện,... các mặt hàng có nguy cơ, rủi ro cao gian lận thương mại, gian lận xuất xứ như: Các sản phẩm kim loại thép, nhôm, đồng; gỗ và sản phẩm gỗ; cao su, pin mặt trời,... nhằm giảm thiểu rủi ro, tránh trừng phạt thương mại của các đối tác thương mại lớn đối với Việt Nam; các loại hình xuất, nhập khẩu như: Gia công, sản xuất xuất khẩu, đầu tư, vận chuyển độc lập, hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh, quà biếu, quà tặng, phi mậu dịch và hàng hóa gửi kho ngoại quan,...
Đẩy mạnh công tác trao đổi thông tin, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ (Tổng cục Thuế, Thanh tra Bộ...), các lực lượng chức năng trong nước (cơ quan Công an, Biên phòng, Quản lý thị trường, Ngân hàng...) và ngoài nước (Tổ chức Cảnh sát quốc tế, Tổ chức Hải quan thế giới. cơ quan Hải quan các nước) trong việc trao đổi thông tin, xây dựng các phương án, kế hoạch điều tra, xác minh, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các đối tượng có hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực hải quan.
Việc thực hiện hiệu quả các chỉ đạo này sẽ góp phần quan trọng vào việc bảo vệ lợi ích quốc gia, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
TẠ TUẤN
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.