Theo báo cáo kết quả thực hiện REDD+ (cơ chế tài chính để tránh mất rừng, suy thoái rừng) ở Việt Nam, giai đoạn 2014-2018, lượng giảm phát thải từ rừng đạt khoảng 56,7 triệu tấn (trong đó lượng giảm phát thải là 20,3 triệu tấn và lượng tăng hấp thụ là 36,4 triệu tấn).
Để triển khai đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), Chính phủ đã giao các bộ quản lý ngành, lĩnh vực mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đến năm 2030, trong đó, ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) được giao giảm phát thải 129,8 triệu tấn CO2. Trên cơ sở đó, Bộ NN-PTNT đã giao lĩnh vực lâm nghiệp và sử dụng đất giảm tối thiểu là 39,31 triệu tấn CO2 đến năm 2025 và 79,1 triệu tấn CO2 đến năm 2030.
Nhằm thực hiện NDC đồng thời hoàn thiện thể chế, chính sách để triển khai dịch vụ carbon rừng, trong thời gian tới, Bộ NN-PTNT sẽ triển khai một số nhiệm vụ như: Đánh giá tiềm năng giảm phát thải và hấp thụ carbon từ rừng cấp quốc gia, vùng, địa phương đến năm 2030 và có tính đến năm 2050. Phân bổ hạn ngạch giảm phát thải từ rừng cho các vùng sinh thái, các địa phương hằng năm giai đoạn 2021 đến năm 2030 để thực hiện mục tiêu NDC.
 |
Một khu rừng trồng (rừng sản xuất) ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. |
Để chuẩn bị và sẵn sàng triển khai dịch vụ carbon rừng, Cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) cho biết: Hiện Bộ NN-PTNT đang phối hợp với các bộ, ngành xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý và các điều kiện thể chế, kỹ thuật và năng lực để triển khai thị trường carbon trong nước và tham gia thị trường carbon thế giới như xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-zôn, xây dựng đề án phát triển thị trường carbon trong nước…
Tin, ảnh: NGUYỄN KIM
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.
Ngành sản xuất, chế biến đồ gỗ và lâm sản của nước ta đã có bước phát triển vượt bậc đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về lĩnh vực này. Ngành lâm nghiệp không chỉ đáp ứng nguồn nguyên liệu gỗ phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu theo đúng quy định quốc tế mà còn thu được những nguồn tài chính từ việc bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là cần tăng mức đầu tư, hỗ trợ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng. Phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Nguyễn Quốc Trị về vấn đề này.
Chưa đầy 10 tháng từ ngày triển khai, hệ sinh thái nơi khoanh nuôi cánh rừng Net Zero Vinamilk tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau đã tái sinh một cách kỳ diệu.