Mục tiêu tổng quát của đề án nhằm khẳng định vị trí, chức năng của Học viện Tư pháp là trung tâm lớn về đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp; đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, cán bộ làm công tác pháp luật, pháp chế của các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu.
    |
 |
Học viện Tư pháp. Ảnh: Vietnam+ |
Đề án đặt mục tiêu đến năm 2030, Học viện Tư pháp thực sự trở thành trung tâm lớn, có uy tín trong đào tạo, bồi dưỡng chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp, cán bộ làm công tác pháp luật, pháp chế ở Việt Nam và có vị trí trong khu vực, cụ thể giai đoạn từ năm 2022 đến 2025 phấn đấu đào tạo nghề luật sư 2.000 người/năm, trong đó đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế 100-150 người/năm, đào tạo nghề luật sư chất lượng cao 120-200 người/năm; đào tạo nghề công chứng 1.000 người/năm, trong đó đào tạo nghề công chứng chất lượng cao 100-150 người/năm; đào tạo nghề đấu giá 100 người/năm; đào tạo nghề thừa phát lại 100 người/năm...
Đề án phấn đấu đến năm 2030, Học viện Tư pháp số hóa được 70% bài giảng và 100% giáo trình, hồ sơ tình huống của các chương trình đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng và đưa vào áp dụng 9 chương trình đào tạo mới.
THANH HẢI
Sáng 6-2, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã dự lễ kỷ niệm 20 năm thành lập và trao Huân chương Lao động hạng Ba tặng Học viện Tư pháp.
QĐND Online - Ngày 22-2, Học viện Tư pháp tổ chức Lễ bế giảng lớp đào tạo nghiệp vụ luật sư khóa 14 tại tỉnh Khánh Hòa. Lớp học do Học viện Tư pháp phối hợp với Trường Cao đằng Sư phạm Nha Trang tổ chức từ tháng 7-3013....