Sách giáo khoa là một trong 42 loại hàng hóa do Nhà nước định giá quy định tại Phụ lục số 02 kèm theo Luật Giá 2023, có hiệu lực từ ngày 1-7-2024. Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan có thẩm quyền định giá tối đa đối với sách giáo khoa các cấp.
Cá nhân, tổ chức không được định giá, mua, bán sách giáo khoa cao hơn mức giá do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Nguyên tắc và căn cứ định giá sách giáo khoa như sau:
- Nguyên tắc định giá: Bảo đảm bù đắp các chi phí sản xuất, kinh doanh hợp lý, hợp lệ; lợi nhuận/hoặc tích lũy phù hợp với mặt bằng thị trường, cung cầu hàng hóa, dịch vụ, điều kiện thị trường tại thời điểm định giá và chủ trương, chính sách trong từng thời kỳ;
 |
Sách giáo khoa được Nhà nước định giá từ ngày 1-7-2024. Ảnh minh họa
|
Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng; Điều chỉnh giá khi yếu tố hình thành giá thay đổi.
- Căn cứ định giá: Yếu tố hình thành giá tại thời điểm định giá hoặc thời gian xác định yếu tố hình thành giá trong phương án giá phù hợp với đặc điểm, tính chất của hàng hóa, dịch vụ;
Quan hệ cung cầu của thị trường và sức mua của đồng tiền; khả năng thanh toán của người tiêu dùng; Giá thị trường trong nước, thế giới và khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ.
Những năm vừa qua, giá sách giáo khoa và các quy định in ấn sách (viết bài vào sách giáo khoa gây lãng phí; giá bán sách còn cao...) đã gây bức xúc trong nhân dân, thậm chí có nghi vấn giá sách quá cao vượt khả năng chi trả của nhiều bậc cha mẹ.
NGỌC ANH
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Giáo dục Khoa học xem các tin, bài liên quan.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thông tin, sách giáo khoa của các lớp, đặc biệt là lớp 4, 8, 11 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được phát hành tại cửa hàng của các đơn vị thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ.
Việc nhà trường tổ chức cho phụ huynh đăng ký mua sách, cấp phát sách như lâu nay vô tình “biến” nhà trường thành nơi phân phối, tiếp thị sách cho các đơn vị phát hành. Trong khi đó, xã hội ta vốn có truyền thống “tôn sư trọng đạo” nên khi nhận thông báo của thầy cô, nhà trường thì dù tự nguyện hay không, hầu hết phụ huynh đều đăng ký, mua đầy đủ danh mục sách do nhà trường đưa ra mà không biết trong đó có các loại sách bài tập, sách tham khảo không bắt buộc phải mua, sử dụng, gây lãng phí lớn.