Lễ khai giảng năm học mới của điểm Trường Mầm non Mã Hoàng Phìn, xã Minh Tân đã diễn ra trong không khí đầm ấm và giản dị. Dù điểm trường chỉ có 10 học sinh nhưng các em vẫn được thầy cô và nhà trường tổ chức lễ khai giảng và lắng nghe thư của Chủ tịch nước gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng. Trên địa bàn 100% đồng bào dân tộc Mông, việc vận động các em đi học tuy có gặp khó khăn nhưng lại nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ những cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng công tác tại bản. Sau phần lễ được tổ chức ngắn gọn, phần hội là các trò chơi dân gian như kéo co, mèo đuổi chuột... thu hút đông đảo học sinh và phụ huynh tham gia nên ai ấy đều háo hức.

leftcenterrightdel
Lễ khai giảng đơn sơ tại Trường PTDTBT Tiểu học Minh Tân, huyện biên giới Vị Xuyên thu hút đông đảo phụ huynh tham dự. 

 

leftcenterrightdel
 

 

leftcenterrightdel
Tại hai điểm trường Phìn Sảng A và B, xã Minh Tân, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang dù chỉ có 10 học sinh nhưng các em vẫn được thầy cô tổ chức lễ khai giảng. 

 

leftcenterrightdel
Các thầy giáo Trường Tiểu học Tri Lễ 4 vào trường để chuẩn bị cho lễ khai giảng.

Năm học này, Trường Tiểu học Tri Lễ 4 (xã Hồ Sai, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) gồm điểm chính và 3 điểm lẻ đều ở bản Mông xa xôi, nhưng các thầy giáo đã chuẩn bị cho học sinh ngày khai giảng đầy đủ nhất. Trường Tiểu học Tri Lễ 4 có điểm chính tại bản Mường Lống và 3 điểm lẻ tại các bản Huồi Mới, Nậm Tột, Huồi Xái, đều là nơi sinh sống của bà con người Mông. Đây là một trong những trường vùng biên giới xa xôi, khó khăn nhất của huyện Quế Phong và cả tỉnh Nghệ An với "đặc sản" không điện lưới, không sóng liên lạc, không chợ, không trạm y tế và không giao thông thuận lợi.

leftcenterrightdel
 Trường Tiểu học Tri Lễ 4 là trường biên giới xa xôi, khó khăn bậc nhất tỉnh Nghệ An.

 

leftcenterrightdel
Đại diện Ban Chỉ huy Quân sự huyện Hướng Hóa giới thiệu về 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 

 

leftcenterrightdel
Học sinh Vân Kiều tham gia khai giảng tại Trường TH&THCS Xy. 

 

Trước đó, từ đầu tháng 8, sau khi trả phép, giáo viên nhà trường đã đến từng bản để gọi học sinh từ trên rẫy trở về. Thầy Lê Tất Thắng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tri Lễ 4 cho hay: “Quá trình vận động cũng gặp nhiều khó khăn bởi các cháu thường theo bố mẹ lên nương, rẫy có lúc cả tháng, nên chúng tôi phải cử giáo viên đến tận nơi vận động. Đến nay, chuẩn bị khai giảng, học sinh các điểm trường đều tương đối đầy đủ”.

leftcenterrightdel
Những đứa trẻ người Mông háo hức đến đợi khai giảng. 

 

leftcenterrightdel
Mang quà năm học mới về nhà. 

 

Sau lễ khai giảng, Trường Tiểu học và THCS A Xing (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) lồng ghép sinh hoạt ngoại khóa về biển đảo. Đây là ngôi trường nằm giáp biên giới Việt – Lào, với hơn 600 học sinh và 90% học sinh là người đồng bào thiểu số Vân Kiều, Pa Cô. Kết thúc lễ khai giảng, nhà trường lồng ghép, tổ chức sinh hoạt ngoại khóa chương trình “Biển đảo Việt Nam – một phần máu thịt”, với thời gian khoảng 15 phút. Tại đây, lãnh đạo Ban Chỉ huy Quân sự huyện Hướng Hóa đã chia sẻ với học sinh và cán bộ, giáo viên về quá trình sinh hoạt, làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của các cán bộ chiến sĩ trên quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.

Tin, ảnh: LÊ LOAN-ĐĂNG ĐỨC-HỒ LAI

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Giáo dục Khoa học xem các tin, bài liên quan.