Đợt tập huấn năm nay được chia thành 2 giai đoạn. Theo đó, giai đoạn 1 đã được tổ chức từ ngày 3 đến ngày 4-7; báo cáo viên là các đồng chí cán bộ thuộc các cơ quan chức năng của Học viện. Nội dung tập huấn tập trung vào những điểm mới trong công tác giáo dục, đào tạo; quy cách, quy trình biên soạn giáo trình, tài liệu; quy chế đào tạo các đối tượng đào tạo sau đại học; biên soạn đề thi, đáp án đánh giá mức độ đạt được chuẩn đầu ra học phần, môn học...

Giai đoạn 2 của đợt tập huấn diễn ra từ ngày 28 đến 30-7. 

 Các đại biểu tham gia khai mạc.

Trong 3 ngày, cán bộ, giảng viên sẽ được các báo cáo viên của Học viện Hành chính và Quản trị công; Viện Chiến lược và Lịch sử Quốc phòng Việt Nam; Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Thăng Long; Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Trường Đại học Ngoại thương thông tin, nghiên cứu về: Mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp và cơ chế hoạt động; một số vấn đề về tổ chức biên chế quân sự địa phương trong tình hình mới; tự đánh giá chương trình đào tạo theo Thông tư số 04/2025/TTBGDĐT ngày 17-2-2025; vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong cơ sở giáo dục đại học; ứng dụng quản trị tinh gọn kết hợp AI để tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động; quản trị mục tiêu bằng KPI.

Thiếu tướng, TS Nguyễn Quang Dũng, Phó giám đốc Học viện Hậu cần phát biểu khai mạc tập huấn.

Phát biểu tại buổi tập huấn, Thiếu tướng Nguyễn Quang Dũng nhấn mạnh: Đợt tập huấn có ý nghĩa hết sức thiết thực, nhằm tiếp tục quán triệt và cụ thể hóa phương châm “Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị”, cũng như đáp ứng yêu cầu mới từ thực tiễn, nhất là trong điều kiện Quân đội tiếp tục điều chỉnh tổ chức, lực lượng theo hướng tinh, gọn, mạnh; sáp nhập cơ quan hậu cần, kỹ thuật; tổ chức lại cơ quan quân sự địa phương theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp. 

Tin, ảnh: HOÀNG HẠNH - THU PHƯƠNG

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Nhà trường Quân đội xem các tin, bài liên quan.