Sau 6 tháng phát động, Ban tổ chức đã nhận được gần 1.000 tác phẩm tham dự giải từ 4 loại hình: Báo in, Báo điện tử, Phát thanh và Truyền hình. Nhiều tác phẩm dự thi đã được đầu tư công phu về nội dung và hình thức thể hiện.

Tác giả đoạt giải đặc biệt.

Phát biểu khai mạc giải, ông Triệu Ngọc Lâm, Tổng biên tập Báo GD&TĐ cho biết: Giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" được Bộ phát động nhằm tôn vinh các tác giả có nhiều tác phẩm báo chí xuất sắc viết về sự nghiệp giáo dục; tôn vinh các tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục. Qua đó, lan tỏa những đóng góp của ngành giáo dục cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc; đồng thời thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành và xã hội đối với sự nghiệp Giáo dục Việt Nam.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao giải cho nhóm tác giả đoạt giải Nhất.

Hội đồng Sơ khảo đã lựa chọn được 71 tác phẩm nổi trội về đề tài, nội dung, hình thức thể hiện vào chấm Vòng chung khảo. Kết quả là các thành viên Ban giám khảo Hội đồng Chung khảo đã thống nhất 100% trao giải cho 44 tác phẩm xuất sắc nhất, ông Triệu Ngọc Lâm cho biết.

Nhà báo Lê Thị Hằng VOV2 - Đài Tiếng nói Việt Nam, đại diện nhóm tác giải đoạt giải Đặc biệt cho biết: Tác phẩm “Chuyện về những người thầy thắp lửa” kể về đôi vợ chồng nhà giáo vượt lên mọi khó khăn, vất vả bám trường, bám lớp để “gieo chữ” cho học sinh vùng khó; câu chuyện của một nhà giáo mang trong mình căn bệnh, cô nặng có 18kg, nhưng sẵn sàng mở lớp học miễn phí cho các em nghèo.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại lễ trao giải.

Cô giáo Kim Thị Minh, nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm “Chuyện về người thầy thắp lửa” chia sẻ: “Tôi vô cùng xúc động khi những đóng góp của mình được ghi nhận. Tuy nhiên, đây cũng là động lực, là trách nhiệm để tôi phấn đấu hơn trong nghề và những dự định phía trước. Đây là món quà ý nghĩa lớn đối với tôi nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam”.

 
 
Ban tổ chức trao giải cho các tác giải đoạt giải Nhì, Ba và Khuyến khích.

Trong hạng mục giải B, có 2 nhà báo chiến sĩ đạt giải là nhà báo Nguyễn Viết Lam (Báo Biên phòng) và nhà báo Vũ Thị Hồng Linh (Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội). Đó là những tác phẩm được ghi lại cuộc sống của học sinh và những hi sinh thầm lặng của người “đưa đò” tại những vùng khó, ngành khó của tổ quốc

Loạt bài “Điểm tựa vững chắc học sinh vùng khó” được nhà báo Nguyễn Viết Lam hoàn thành sau quá trình nhiều năm trăn trở, ghi nhận thực tế sự chuyển biến tích cực của ngành giáo dục ở các huyện phía tây Nghệ An. Đồng thời cũng nói lên những bất cập còn tồn tại trong việc việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và chính sách đối với giáo viên, học sinh ở các trường học bán trú vùng cao.

Tổng biên tập Báo GD-TĐ Triệu Ngọc Lâm trao giải nhân vật ấn tượng trong tác phẩm cho cô Kim Thị Minh và thầy Lưu Văn Hóa.

Tác phẩm “Trên những giảng đường mây” của nhà báo Hồng Linh và Nguyễn Thị Nhi kể về những giảng viên bay ở Trường Sĩ quan Không quân. Những người thầy đã giúp các thế hệ sinh viên khơi niềm đam mê bầu trời. Niềm đam mê ấy lớn dần lên và kết thành lý tưởng mà mỗi người lính bay đều tâm niệm và gọi tên là: “Bảo vệ vùng trời Tổ quốc”. Song trên những giảng đường mây ấy, những người thầy dạy bay và học trò của mình cũng luôn phải đối diện với biết bao hiểm nguy trong những giờ học và những bài huấn luyện...

Phát biểu tại lễ trao giải, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nhận định: Những thông tin về giáo dục được phản ánh đầy đủ, kịp thời trên báo chí đã giúp cho những chủ trương, chính sách, đổi mới về giáo dục đến với dư luận xã hội. Báo chí trở thành diễn đàn để giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, sinh viên; các chuyên gia, nhà khoa học, toàn thể nhân dân được bày tỏ ý kiến và tham gia vào quá trình xây dựng, hoàn thiện chính sách giáo dục. Báo chí cũng phát hiện, phản ánh và cổ vũ kịp thời những tấm gương giáo viên, học sinh nỗ lực vượt qua khó khăn, tích cực đổi mới, sáng tạo trong giảng dạy và học tập.

Cũng tại buổi lễ, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chính thức phát động giải thưởng báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục” năm 2020 và hy vọng rằng, giải thưởng trong những tiếp theo sẽ thu hút ngày càng nhiều hơn sự quan tâm của các cơ quan báo chí, phóng viên báo chí trong cả nước; ghi nhận và vinh danh xứng đáng sự nỗ lực tìm tòi, công sức, cống hiến của mỗi người làm báo với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước nhà.

Giải thưởng cho mỗi loại hình gồm: 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 5 giải Khuyến khích.

Giải Đặc biệt (1 tác phẩm xuất sắc nhất trong các tác phẩm đoạt giải Nhất của 4 loại hình): Chuyến tham quan Vương quốc Anh. 

Giá trị giải thưởng:

- Biểu trưng Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam”

- Chứng nhận của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tiền thưởng bằng tiền mặt:

+ Giải nhất: 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng);

+ Giải nhì: 15.000.000 đồng/ giải (Mười lăm triệu đồng);

+ Giải ba: 10.000.000 đồng/ giải (Mười triệu đồng);

+ Giải khuyến khích: 5.000.000 đồng/ giải (Năm triệu đồng

Giải Đặc biệt: Nhóm tác giả tác phẩm "Chuyện về những người thầy thắp lửa": Lê Thị Hằng, Kiều Thanh Phượng, Trần Bá Duy, Trần Nguyễn Anh Thu, Cao Thị Phương Lan  - Báo VOV2, Đài Tiếng nói Việt Nam: 

Giải Nhất

1. Tự chủ đại học - Xu thế cần nhân rộng - Nhóm tác giả: Lê Tuấn Anh, Ngô Hương Sen, Đoàn Xuân Kỳ, Thu Phương

Loại hình: báo in - Báo Nhân dân

2. Hành trình 30 năm thay đổi số phận trẻ bụi đời của nhà giáo 74 tuổi - Nhóm tác giả: Lê Thị Hằng, Kiều Thanh Phượng,Trần Bá Duy, Trần Nguyễn Anh Thu, Cao Thị Phương Lan

Loại hình: Báo Điện tử - Báo Vietnamnet

3. Chuyện về những người thầy thắp lửa – Nhóm tác giả: Lê Thị Hằng, Kiều Thanh Phượng, Trần Bá Duy, Trần Nguyễn Anh Thu, Cao Thị Phương Lan

Loại hình: Phát thanh – Báo VOV2 - Đài Tiếng nói Việt Nam

4. Lớp học trên Nóc Ông Ruộng - Nhóm tác giả: Nguyễn Văn Ba, Nguyễn Bá Trung, Hồ Nữ Thị, Nguyễn Tài Việt

Loại hình: Truyền hình - Ban Khoa giáo - Đài Truyền hình Việt Nam

Giải Nhì

1. Loạt bài: Bất cập trong quản lý Nhà nước về giáo dục - Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Thị Đức Hạnh, Nguyễn Quốc Ngữ, Ngô Sỹ Điền, Hà Ánh Ngọc, Hồ Thị Lài.

Loại hình: Báo in - Báo Giáo dục và Thời đại

2. Tác phẩm: Điểm tựa vững chắc của học sinh “vùng khó”- Tác giả Nguyễn Viết Lam

Loại hình: Báo in - Báo Biên Phòng

3. Tác phẩm: Mồ hôi, nước mắt của những cô giáo cõng chữ lên cổng trời - Nhóm tác giả: Nguyễn Hoàng Việt, Hoàng Hồng Quỳnh

Loại hình: Báo điện tử - Báo Điện tử Tri thức

4.  Tác phẩm: Phận giáo viên hợp đồng - Tác giả Nguyễn Thị Hương

Loại hình: Báo điện tử - Báo Giáo dục & Thời đại

5. Tác phẩm 5 năm đổi mới căn bản toàn diện giáo dục: Thành tựu và thách thức - Tác giả Lê Thị Thu

Loại hình: Phát thanh - VOV1 - Đài Tiếng nói Việt Nam

6. Tác phẩm  Trên những giảng đường mây - Nhóm tác giả Vũ Thị Hồng Linh, Nguyễn Thị Nhi

Loại hình: Phát thanh - Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội

7.  Tác phẩm: Những câu chuyện đẹp - Những hy sinh thầm lặng - Nhóm tác giả: Lê Minh Lợi, Nguyễn Tuyết Nhung, Lưu Thu Giang Nguyễn Văn Lâm, Thạch Quốc Hương

Loại hình: VTC1 -  Truyền hình - Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC

8. Tác phẩm: Lớp học đặc biệt nơi rẻo cao mây trắng - Nhóm tác giả Nguyễn Vinh Quang, Phạm Xuân Anh

Loại hình: Truyền hình -  Đài Phát thanh - Truyền hình Lào Cai

Giải Ba

1. Tác phẩm: Lớp học “Kiểu phố” ở… làng! - Nhóm tác giả: Bùi Việt Cường, Đỗ Thanh Huyền

Loại hình: Báo in -  Báo Thiếu Niên Tiền Phong

2. Tác phẩm: Loạt bài: Sớm gỡ nút thắt trong tự chủ đại học - Nhóm tác giả Lê Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Thu Hương

Loại hình: Báo in - Báo Đại Đoàn Kết

3. Tác phẩm: Giáo dục - câu chuyện không của riêng nhà trường - Tác giả : Nguyễn Thị Huyên

Loại hình:  Báo in - Báo Lao Động

4. Tác phẩm: Những người “đưa đò” sáng tạo - Nhóm tác giả: Đinh Thị Tuyết Mai, Phạm Hương Giang

Loại hình: Báo điện tử - Báo Tuổi trẻ Thủ đô

5. Tác phẩm: Những thầy giáo cõng 2 tấn lương thực vượt núi và nỗi đau xé lòng của cô giáo mất con - Nhóm tác giả: Đinh Thị Thu Hương, Lô Thùy Linh, Nguyễn Tài Việt

Loại hình: Báo điện tử- Báo Điện tử VTV News

6. Tác phẩm: Phạm Nhữ Kiều Duyên và những chuyến đi - Tác giả: Nguyễn Văn Quang

Loại hình: Phát thanh - Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lâm Đồng

7. Tác phẩm: Những người ươm mầm trên đá - Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Vân, Trương Đức Dũng

Loại hình: Phát thanh - Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lai Châu

8.Tác phẩm: Học chữ giữa lòng hồ Trị An - Tác giả: Cấn Xuân Lượng

Loại hình: Phát thanh -  VOV1 - Đài Tiếng nói Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh

9. Tác phẩm: Vào đại học không còn là xu hướng - Nhóm tác giả Nguyễn Võ Đức Hạnh, Trần Quốc Thắng

Loại hình: Truyền hình -  Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh

10. Tác phẩm: “Nâng bước em đến trường” ở vùng biên Lũng Cú - Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Thanh Kim Huệ, Nguyễn Hồng Quân, Nguyễn Cường, Hoàng Huy, Hồng Tươi, Đỗ Quý Hòa

Loại hình: Truyền hình - Truyền hình Nhân dân-Báo Nhân dân

11.Tác phẩm:  Kiên Quyết - Nhóm tác giả Phan Ý Linh, Nguyễn Nhật Duy, Phan Thanh Hùng, Nguyễn Đình Minh, Hà Phương Lan

Loại hình: Truyền hình - Trung tâm sản xuất các Chương trình Giáo dục - Đài Truyền hình Việt Nam (VTV7)

12. Tác phẩm: Thâm nhập đường dây gian lận chứng chỉ - Nhóm tác giả: Đặng Thị Chung, Trần Huy Tuấn, Nguyễn Tuấn Anh

Loại hình: Báo điện tử -  Báo Lao động

Tin, ảnh: KHÁNH HÀ - VIỆT ANH