Những ngày đầu năm, trong tiết trời giá rét, câu chuyện cậu bé Lê Gia Phú, học sinh lớp 7B1 Trường THCS Hòa Lạc, TP Móng Cái (Quảng Ninh) đã mang đến không khí thật ấm áp khi em dành hai năm tiền tiết kiệm mua 700 đôi tất tặng các bạn học sinh miền núi khó khăn ở Trường Tiểu học và THCS Bắc Sơn (TP Móng Cái).
Hành động đẹp của Phú tuy nhỏ bé nhưng tạo nên những điều đặc biệt trong cuộc sống. Trong bối cảnh giới trẻ thường xuyên đối mặt với những áp lực và thách thức về vấn đề cá nhân, những hành động thể hiện tấm lòng tương thân tương ái trong môi trường học đường góp phần không nhỏ trong việc bồi đắp cho thế hệ trẻ những giá trị nhân văn cao đẹp, giúp các em trở thành những người có ích cho xã hội, một thế hệ trẻ giàu lòng nhân ái, có trách nhiệm sẻ chia với cộng đồng.
 |
Ảnh minh họa / Vietnam+ |
Một trong những giá trị quan trọng nhất của việc giúp đỡ người khác là tạo ra một xã hội nhân văn. Trong cuộc sống, có rất nhiều cách để thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ người xung quanh, từ những hành động lớn lao như quyên góp tiền của, vật chất cho đến những hành động nhỏ bé như giúp đỡ người già qua đường, nhặt rác bỏ vào thùng... Dù lớn hay nhỏ, những hành động đó đều thể hiện tấm lòng của con người, giúp xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Trường học là môi trường quan trọng trong việc giáo dục những giá trị tốt đẹp cho trẻ em. Một con người phát triển toàn diện không chỉ có chỉ số IQ (thông minh) cao mà cần quan tâm đến phát triển chỉ số EQ (cảm xúc). Khi các em dành thời gian và nỗ lực để hỗ trợ những người có hoàn cảnh, các em không chỉ giúp họ vượt qua khó khăn mà còn tăng khả năng thấu cảm, tinh thần đồng lòng và tương tác tích cực trong cộng đồng. Bởi vậy, cứ dịp lễ, tết, nhiều nhà trường trong cả nước lại thường xuyên tổ chức các hoạt động lễ hội gây quỹ ủng hộ. Toàn bộ số tiền thu được công khai và chia thành các suất quà tặng học sinh nghèo. Hành động này đã tạo ra một sự liên kết mạnh mẽ giữa các thành viên trong trường học.
Việc tham gia vào những trải nghiệm này giúp trẻ em hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh, mở rộng tầm nhìn và khám phá sâu sắc giá trị của sự chia sẻ, giúp các em làm giàu thêm giá trị cho bản thân. Trong quá trình này, lòng tự trọng và ý thức trách nhiệm nảy mầm và phát triển, giúp trẻ em trở thành những công dân tự tin, tích cực, có ý thức cộng đồng và chủ động hành động cùng xây dựng một xã hội bền vững.
THÁI AN
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Giáo dục Khoa học xem các tin, bài liên quan.
Buổi chiều, khi tôi vừa dừng xe ở cổng trường để đón con cũng là lúc đại diện nhà trường dặn dò học sinh những điểm cần lưu ý trước khi kết thúc buổi sinh hoạt tập trung: “Hôm nay, nhà trường mời các chú công an phường đến tuyên truyền những quy định liên quan đến pháo nổ cho thấy tầm quan trọng của vấn đề này. Cô nhắc lại, các em không được mua bán, tàng trữ, sử dụng, hay nói cách khác là không được “dây dưa” với pháo nổ. Nếu em nào vi phạm, các chú công an sẽ làm rõ và em đó hoàn toàn phải chịu trách nhiệm”.
Thông tin con trai chị Y đoạt “giải thưởng quốc tế về tin học” râm ran từ làng trên đến xóm dưới. Tuy là xã thuần nông nhưng xã này có tiếng trong vùng về truyền thống hiếu học và phong trào khuyến học rộng khắp. Thế nên, bất cứ học sinh nào đoạt giải thưởng từ cấp trường trở lên đều có phần thưởng của các chi hội dòng họ hiếu học và hội khuyến học xã.