Trong năm học 2025-2026, lĩnh vực giáo dục phổ thông ở cả nước đang trải qua một số thay đổi đáng chú ý. Một trong những điểm nổi bật là việc thay đổi sách giáo khoa (SGK) trong các lớp học phổ thông, không còn trường hợp một trường học sử dụng cả sách giáo khoa mới và cũ, mà thay vào đó có các khối lớp sử dụng SGK mới và khối lớp khác sử dụng SGK cũ. Quản lý nhà trường cũng đã được tổ chức hơn ở mọi cấp học và lớp học.

leftcenterrightdel
 Học sinh Trường THPT Trương Định, Hà Nội trong giờ học hướng nghiệp. Ảnh: HÀ THU

Trong một góc nhìn khác, về các kỳ thi cấp quốc gia, có hai kỳ thi cần phải thay đổi để phản ánh mục tiêu của chương trình giáo dục mới. Đầu tiên là kỳ thi tốt nghiệp THPT do Bộ GD&ĐT tổ chức và thứ hai là kỳ thi tuyển sinh THPT do các địa phương tổ chức, dựa trên hướng dẫn thi từ Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, hướng dẫn tuyển sinh vẫn chưa được quyết định. Các kỳ thi này đã gây ra áp lực lớn đối với các thí sinh trong nhiều năm qua, với nhiều người cho rằng áp lực này thậm chí còn lớn hơn cả kỳ thi tốt nghiệp cấp quốc gia. Điều này đặt ra một thách thức lớn đối với các cơ quan chính phủ và quản lý giáo dục.

Do đó, việc đổi mới các kỳ thi là cần thiết. Trong vài năm qua, Bộ GD&ĐT đã chú trọng đến việc đổi mới các phương pháp đánh giá trong các trường học. Hình thức "Đánh giá theo quá trình học tập" đã được các giáo viên nghiên cứu và áp dụng. Điều này bao gồm việc giảm sự so sánh và gán nhãn học sinh, thay vào đó tập trung vào việc nhận xét và đánh giá quá trình học tập và giáo dục học sinh thay vì chỉ chú trọng vào điểm số. Tuy nhiên, các phương thức đánh giá lớn hơn như các kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh vào các cấp học cao hơn vẫn chưa có nhiều thay đổi.

Với mục tiêu giảm áp lực học tập và tăng cường giá trị tinh thần cho học sinh, các biện pháp đánh giá cần phải đổi mới, theo chúng tôi phải có tư duy đột phá theo các định hướng hội nhập sau:

- Bài thi đánh giá học tập theo ngành (STEAM, nhân văn...). Bộ GD&ĐT xây dựng ngân hàng đủ lớn các bài thi trắc nghiệm về đánh giá năng lực người học. Thí sinh làm bài, theo hướng chuyển dần thực hiện trên máy tính. Kế hoạch đánh giá phải lập theo giai đoạn trung hạn và dài hạn. Nếu trong giai đoạn quá độ, vẫn thi theo môn, nên ít môn và chọn môn cơ bản và nền tảng (Thi tốt nghiệp THHP năm 2025 là ví dụ).

- Kết quả học tập và giáo dục của học sinh. Hiện tại, kết quả hồ sơ học tập của học sinh chưa phản ánh đúng hiện trạng của học sinh, còn bị bệnh thành tích, thói tiêu cực làm méo mó kết quả thực của học sinh. Các trường cần tìm nhiều biện pháp khả thi để đẩy lùi cản trở này. Có thể bằng cách tăng cường hoạt động quản lý nhà trường; nuôi dưỡng sự đồng cảm và lòng trắc ẩn cùng lòng tự trọng trong học sinh, giáo viên và phụ huynh;

- Hoàn thành bài luận vào trường. Thông qua bài luận thể hiện được phẩm chất cá nhân và sự hiểu biết của xã hội, đặc biệt sự trải nghiệm của học sinh. Giá trị cốt lõi cá nhân cùng những sự hiểu biết, sự thiếu sót hay không hoàn hảo, được học sinh viết và bộc lộ có giàu cảm xúc với lối sống vị thân và vị tha của mình.

Các định hướng trên cũng là phương thức tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng của nhiều nước phát triển trên thế giới.

Để đồng bộ với sự đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, theo chúng tôi, hướng dẫn thi tuyển vào THPT nên theo định hướng sau:

- Hình thức thi theo một trong hai phương thức: (1)Xét tuyển-(2) Kết hợp thi tuyển và xét tuyển. Nếu chúng ta vẫn giữ phương thức thi tuyển, sẽ có nhiều địa phương chọn, mặc dù đó là phương thức truyền thống, có trên nửa thế kỷ này và không phù hợp với đánh giá người học theo mục tiêu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

- Bài thi: hai môn (1) Toán-(2) Ngữ văn hoặc ba môn (1) Toán-(2) Ngữ văn-(3) Bài tổ hợp tự chọn của các môn KHTN hoặc KHXH. Đề thi theo cấu trúc trắc nghiệm khách quan và hướng vào đánh giá năng lực người học. Môn Ngữ văn thi tự luận.

Bộ GD&ĐT hỗ trợ các địa phương ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm. Khuyến khích các địa phương tổ chức cho thí sinh làm bài thi trên máy tính.

- Căn cứ tuyển sinh được dựa trên: (1) Kết quả làm bài thi hoặc kết quả xét tuyển;

(2) Kết quả học tập cấp THCS; (3) Đánh giá Bài luận vào trường.

ĐẶNG TỰ ÂN, Giám đốc Quỹ hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Giáo dục Khoa học xem các tin, bài liên quan.