Chưa coi việc học là trọng tâm
“Khi có thời gian rảnh rỗi (ngày cuối tuần), bạn thường làm gì?”-đó là mô%3ḅt trong những câu hỏi được đặt ra trong cuô%3ḅc khảo sát nhỏ của chúng tôi. Kết quả khảo sát cho thấy, có đến 42% sinh viên lựa chọn câu trả lời “vào mạng xã hô%3ḅi, nói chuyê%3ḅn với bạn bè”, trong khi đó chỉ có 17% sinh viên chọn chơi thể thao, 21% sinh viên tham gia các hoạt đô%3ḅng ngoại khóa của trường, lớp và có đến 20% sinh viên lựa chọn “tụ tâ%3ḅp bạn bè, ăn nhâ%3ḅu”. Dĩ nhiên, những khảo sát mang tính chọn mẫu thế này chưa phản ánh đầy đủ bức tranh toàn cảnh của sinh viên Viê%3ḅt Nam, nhưng điều đó phần nào cho thấy còn mô%3ḅt bô%3ḅ phâ%3ḅn sinh viên vẫn chưa ý thức được vai trò, trách nhiê%3ḅm của mình đối với học tâ%3ḅp, rèn luyê%3ḅn.
Quán game “Đèn lồng đỏ” tại đường Nguyễn Đổng Chi, quận Nam Từ Liêm (TP Hà Nội), hơn 23 giờ, dù cửa quán bên ngoài đóng kín mít song bên trong, gần 100 đầu máy vẫn hoạt động, đa số những gương mặt chăm chú "dán mắt" vào màn hình máy vi tính với các trò chơi online đều còn rất trẻ. Các thanh niên này hầu như không mấy chú ý đến những gì diễn ra xung quanh. Có người ngồi ngủ gục trên bàn phím. Có cậu tranh thủ hút điếu thuốc, đập bàn chửi thề rồi lại tiếp tục “trận chiến”. Một nhân viên quán game này cho chúng tôi biết: Đến chơi game ở đây phần đông là sinh viên trọ ở quanh khu vực.
Một buổi tối có mặt ở thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An), chúng tôi có hẹn với Vũ Thị Thùy, sinh viên chuyên ngành Luâ%3ḅt học của Trường Đại học Vinh. Thùy là người con của vùng đất mỏ Quảng Ninh vào Vinh học đại học. Xóm trọ nơi Thùy ở có 4 tầng, mỗi tầng gần 10 phòng. Khi gõ cửa mô%3ḅt số phòng thì hầu hết các bạn đi vắng, không thấy cảnh sinh viên học tập. Thùy cười gượng: “Buổi tối thế này hầu hết các bạn đều vắng, có bạn tham gia hoạt đô%3ḅng ở trường, bạn thì đi làm thêm, rồi có bạn đi “hẹn hò” nữa anh ạ!”.
Anh Dũng, chủ xóm trọ Dũng Duyên, đường Nguyễn Kiệm, TP Vinh có vẻ hơi dè dặt khi trò chuyê%3ḅn với chúng tôi. Anh nói: “Thực ra hầu hết các bạn sinh viên ở đây đều ngoan. Song viê%3ḅc quản lý giờ giấc đi lại cũng có cái khó. Một số bạn sinh viên vẫn chưa có ý thức tốt đối với việc học tập của mình. Đáng tiếc là vẫn có sinh viên tụ tập, rượu chè”.
Khi chúng tôi có những tâm sự chân tình, cởi mở, đã nhâ%3ḅn được “trải lòng” của nhiều sinh viên. Nhiều em cho rằng, việc học ở nhà trường là cần thiết, song với nhiều môn học cũng chỉ là cho đủ điều kiện qua môn, còn kiến thức thực tiễn mới quan trọng. Từ suy nghĩ đó, vẫn còn không ít sinh viên đầu tư quá nhiều thời gian cho việc làm thêm, hay dành thời gian để giao lưu, kết bạn… mà không mấy chú trọng đến nhiê%3ḅm vụ chính của mình là học tập để có kiến thức sau này lập thân, lập nghiệp.
Một số sinh viên vẫn còn dành nhiều thời gian cho mạng xã hội và chơi games.
Báo cáo sơ kết học kỳ I năm học 2016-2017 của Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam đã đề cập: “Vẫn còn một bộ phận sinh viên sống thiếu lý tưởng, thiếu trách nhiệm, thực dụng; ý thức chấp hành pháp luật, Luật Giao thông đường bộ chưa tốt, dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, có sinh viên vi phạm pháp luật. Một bộ phận sinh viên chưa có ý thức xây dựng mục tiêu học tập, bằng lòng với điểm số trung bình, không có sự phấn đấu, chủ động tích lũy kiến thức, rèn luyện kỹ năng”.
Trách nhiê%3ḅm từ hai phía
Khi trao đổi với đại diện cơ quan chức năng, chúng tôi được ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên (Bô%3ḅ Giáo dục và Đào tạo) cho biết: Trong điều kiện thực tế hiện nay, số lượng ký túc xá (KTX) của các trường đại học, cao đẳng chưa đáp ứng được nhu cầu cho các em. Hiện chỉ có khoảng 20% sinh viên được ở nội trú. Nhiều trường phần lớn sinh viên ở ngoài, đặc biệt là ở các trường dân lập, do đó, công tác quản lý đối với số sinh viên ở ngoại trú cũng còn nhiều khó khăn.
Theo Thạc sĩ Nguyễn Văn Minh, Trưởng phòng Công tác chính trị, công tác sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, khó khăn dễ nhận thấy hiện nay của các nhà trường là việc quản lý sinh viên theo tín chỉ vì thời gian của sinh viên khác nhau, việc tổ chức các hoạt động phong trào tập trung là tương đối khó.
Đào tạo theo tín chỉ là hình thức giúp phát huy sự chủ động, sáng tạo của sinh viên. Tuy nhiên nó cũng đang phá vỡ tổ chức lớp theo truyền thống (niên chế). Từ đó, việc quản lý sinh viên khó khăn hơn. Sinh viên đang được quản lý theo đơn vị lớp học thống nhất, chung giờ học tập, chung giờ sinh hoạt chuyển sang học theo tín chỉ, sinh viên tự đăng ký môn học, chủ động thời gian học tập không thống nhất. Hầu hết các em học theo chế độ tín chỉ ít có thời gian tham gia hoạt động xã hội; tập thể lớp theo tín chỉ cũng ít có sự tương tác và gắn kết.
Khi tìm hiểu nguyên nhân của những biểu hiện lối sống không mấy lành mạnh trong một bộ phận sinh viên hiện nay, chúng tôi được chuyên gia tâm lý, TS Nguyễn Mạnh Hà, giảng viên Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam lý giải: Trong xã hội có lối sống tích cực, phù hợp với các chuẩn mực xã hội, cũng có lối sống lệch lạc, vi phạm pháp luật, đi ngược lại chuẩn mực chung. Ở một phương diện nào đó, sinh viên khi vào đại học, cao đẳng gần như tách khỏi môi trường gia đình, sống tự do hơn. Khi đó, các thiết chế xã hội không còn chặt chẽ, vì vậy sinh viên sẽ dễ dàng tiếp cận, tiếp thu những yếu tố văn hóa mới. Cùng với sự lỏng lẻo của các thiết chế, một bộ phận sinh viên thiếu bản lĩnh sẽ có sự tiếp nhận không sàng lọc, từ đó các em dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường văn hóa thiếu lành mạnh.
Theo tổng hợp từ 186 trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, trong 4 năm (2012-2016), số lượng sinh viên, học sinh bị kỷ luật liên quan đến vi phạm quy chế, quy định của nhà trường là 28.981 em. Trong đó có 12.475 em bị kỷ luật khiển trách, 9.926 em bị kỷ luật cảnh cáo, 1.466 em bị kỷ luật đình chỉ một năm học, 5.114 em bị kỷ luật buộc thôi học. |
(còn nữa)
Bài và ảnh: DUY VĂN