Xu hướng này đã được đẩy nhanh bởi đại dịch Covid-19, với việc mọi người ngày càng chuyển từ mua sản phẩm sang tìm kiếm những trải nghiệm ý nghĩa.

Ông Morin giải thích: “Hành vi của người tiêu dùng đã phát triển đáng kể. Ngày nay, mọi người coi trọng dịch vụ và trải nghiệm hơn hàng hóa vật chất”.

Tập đoàn Accor SA hiện sở hữu và điều hành gần 6.000 khách sạn và khu nghỉ dưỡng trên khắp thế giới, với hơn 45 thương hiệu, từ chuỗi bình dân như Ibis, đến khu nghỉ dưỡng Raffles và Banyan Tree sang trọng. Accor đang đặt mục tiêu mở rộng danh mục đầu tư thêm 3 - 4% trong năm 2025. Châu Á có thể sẽ chiếm khoảng một nửa số cơ hội mở rộng đó.

Du khách Ấn Độ tới Việt Nam. Ảnh: Vietnamplus

Cũng theo ông Morin, Đông Nam Á, và đặc biệt là Ấn Độ, mang đến những cơ hội tăng trưởng đáng kể. Những “con hổ lớn” như Singapore, Thái Lan và Nhật Bản sẽ tiếp tục hoạt động tốt, cùng với các thị trường sắp tới như Việt Nam và Indonesia.

Ông Morin bày tỏ quan điểm lạc quan về Ấn Độ. Vào năm 2023, hai hãng hàng không Air India Ltd và IndiGo của đất nước tỷ dân đã đặt hàng kỷ lục 970 máy bay, để sẵn sàng cho sự bùng nổ du lịch trong nước và quốc tế.

Quan chức Accor SA đánh giá: “Tầng lớp trung lưu là động lực quan trọng nhất của ngành này. Khi bạn trở nên giàu có hơn một chút, bạn muốn được ngắm nhìn thế giới”.

Bên cạnh đó, ông Morin dự báo, sẽ gia tăng số lượng khách du lịch trẻ tuổi, chi tiêu nhiều hơn đáng kể cho đồ ăn, thức uống và thích thực hiện những chuyến đi được gọi là nghỉ dưỡng, nơi ranh giới giữa giải trí và kinh doanh bị xóa nhòa.

TTXVN

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.