Cán bộ “cốt tinh, không cốt đông” là quan điểm nhất quán của Đảng ta trong xây dựng đội ngũ cán bộ. Do vậy, việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị phải song hành cùng tinh nhuệ đội ngũ cán bộ. Đây là khâu “then chốt của then chốt” trong cuộc cách mạng, tạo sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống chính trị.
 |
Ảnh minh họa: TTXVN |
Cuộc cách mạng tinh giản bộ máy không có nghĩa là cắt giảm một cách cơ học, mà loại bỏ những vị trí không cần thiết, giảm những công việc không hiệu quả, từ đó tập trung nguồn lực cho những lĩnh vực then chốt, đồng thời lựa chọn những con người thực sự xứng đáng và phù hợp. Một bộ máy của hệ thống chính trị mạnh mẽ và hiệu quả không phải do số lượng và quy mô mà chủ yếu do chất lượng hoạt động.
Chất lượng ấy không thể nhìn vào những cán bộ yếu kém chọn cơ quan nhà nước là “vùng trú ẩn an toàn” và những cán bộ tiêu cực, nhũng nhiễu, "hành dân", "hành doanh nghiệp", có lợi ích cá nhân thì mới làm, cố tình làm chậm công việc, xin ý kiến lòng vòng, đổ lỗi cho thể chế, đổ lỗi cho sợ trách nhiệm...
Chất lượng hoạt động của bộ máy phải phụ thuộc vào khâu tổ chức bộ máy khoa học và những cán bộ vận hành bộ máy được lựa chọn, đào tạo bài bản, có chất lượng tốt cả đạo đức và trí tuệ vượt trội, thật sự gương mẫu -thà ít mà tốt.
Do vậy, ngoài “sàng lọc” thật kỹ những cán bộ đang đương chức thì Đảng, Nhà nước phải “chiếu cầu hiền tài” là con em đất Việt trên thế giới, quy tụ về chung tay phát triển đất nước. Đồng thời, tiếp tục nâng chuẩn đầu vào đối với đội ngũ cán bộ, đặc biệt là người đứng đầu. Có đội ngũ cán bộ thật sự "tinh nhuệ", bộ máy sẽ vận hành đồng bộ, khoa học, hiệu quả.
LÊ DUY THÀNH
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Cùng bàn luận xem các tin, bài liên quan.
Sự đồng thuận, nhất trí cao khi thực hiện tinh gọn bộ máy là yếu tố quyết định thành công trong thực hiện cải cách liên quan đến tổ chức, bộ máy, đặc biệt là trong các cơ quan hành chính, tổ chức xã hội. Việc tinh gọn bộ máy không chỉ nhằm giảm số lượng mà còn nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và đảm bảo tính minh bạch khi thực hiện.
Thực tiễn mô hình tổng thể tổ chức bộ máy Nhà nước ta từ năm 1945 đến nay, gồm: Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Theo từng giai đoạn cụ thể, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, tổ chức bộ máy và nền hành chính Việt Nam luôn có sự điều chỉnh phù hợp.
Tinh gọn bộ máy là một yêu cầu cấp bách hiện nay nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, giảm thủ tục hành chính rườm rà và tăng cường tính minh bạch, hiệu quả. Việc tinh gọn bộ máy hành chính cần đồng bộ đảm bảo sự nhất quán và thống nhất trong hệ thống.