Tại tỉnh Ninh Thuận, từ đầu năm 2016 đến nay, lực lượng đoàn viên, thanh niên tổ chức “Bữa cơm gia đình-Sưởi ấm lòng mẹ”. Theo đó, tuổi trẻ địa phương tới các gia đình Bà mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ các công việc trong nhà và đặc biệt là tổ chức sắm lễ, nấu cỗ dâng lên ban thờ các anh hùng liệt sĩ; tặng quà và cùng ăn uống, trò chuyện với các mẹ, người thân trong gia đình. Hội Nông dân huyện Bình Chánh (TP Hồ Chí Minh) tặng gia đình các Bà mẹ Việt Nam anh hùng "vườn rau di động" trên giá treo khung sắt có hệ thống tưới tự động; tặng cả hạt giống, phân bón và cử cán bộ hướng dẫn cách chăm sóc. Bộ CHQS tỉnh Lâm Đồng tổ chức hoạt động “Hoa hồng đồng đội” tại nghĩa trang liệt sĩ; cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh cùng với tuổi trẻ địa phương tiến hành sơn sửa phần mộ liệt sĩ; cắt cỏ, trồng hoa, cây cảnh trong khuôn viên nghĩa trang; dâng hương, dâng hoa, tham gia sinh hoạt chính trị, giao lưu văn nghệ, cắm trại...

leftcenterrightdel
 Ảnh minh họa: Nguồn qdnd.vn

 

Những năm gần đây, hoạt động "đền ơn đáp nghĩa" không chỉ là việc của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội mà thực sự trở thành phong trào của toàn dân; là nhu cầu tự thân của các tổ chức, cá nhân; diễn ra thường xuyên, liên tục.

Tri ân, "đền ơn đáp nghĩa" vừa là tình cảm, vừa là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đối với những cống hiến, hy sinh của các anh hùng liệt sĩ, người có công trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những năm qua, bằng nhiều cách làm sáng tạo, biện pháp cụ thể, viê%3ḅc chăm lo đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công trong cả nước đạt nhiều kết quả to lớn; đời sống của thương binh, bệnh binh, gia đình người có công ngày càng được cải thiện.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được, hoạt động này có nơi, có lúc vẫn còn những hạn chế: Công tác tuyên truyền chưa thực sự sâu rộng; việc thực hiện các chính sách với người có công ở một số nơi chưa kịp thời, công khai, bình đẳng; hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” còn mang tính rập khuôn máy móc, theo kiểu “tới dịp mới làm”, “có gì tặng nấy” mà chưa xuất phát từ nhu cầu thực sự của đối tượng được hưởng thụ. Do đó, để thực hiện hiê%3ḅu quả công tác chính sách, "đền ơn đáp nghĩa", trước khi triển khai, các cơ quan, đơn vị cần cử cán bộ xuống cơ sở tìm hiểu nguyện vọng, nhu cầu của gia đình người có công, từ đó có sự hỗ trợ phù hợp, hiệu quả. Đổi mới nội dung, hình thức "đền ơn đáp nghĩa" với những cách làm sáng tạo, đem lại hiệu quả cao là thiết thực đưa hoạt động tri ân, "đền ơn đáp nghĩa" ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần chăm lo tốt nhất cho người có công, đồng thời tô thắm truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

VŨ ĐÌNH ĐÔNG