Tại lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Hồ Chí Minh vừa qua, đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy thành phố đã đề nghị tổ chức mặt trận và hệ thống chính trị các cấp cần phát huy, nhân rộng mô hình “Mặt trận số”.
“Mặt trận số” là ứng dụng chuyển đổi số vào công tác dân vận, kết nối khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong không gian đa chiều, nơi người dân có thể tương tác, hiến kế, phản biện và tham gia xây dựng chính quyền công khai, minh bạch. Thuật ngữ “Mặt trận số” được Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh sử dụng, nhằm khái quát những phương thức, giải pháp cụ thể của tổ chức MTTQ về ứng dụng công nghệ trong mọi hoạt động. Thời gian qua, các nền tảng “Mặt trận số” của thành phố đã tiếp nhận hơn 18.000 phản ánh, yêu cầu hỗ trợ với hơn 90% phản ánh được xử lý đúng thời hạn. Việc ứng dụng "Mặt trận số" còn góp phần quan trọng phân tích dữ liệu theo địa bàn, phát hiện những “vùng trũng” an sinh xã hội để chăm lo kịp thời các đối tượng.
 |
Ảnh minh họa: TTXVN |
Hưởng ứng thiết thực Phong trào "Bình dân học vụ số", việc đổi mới phương thức huy động, tập hợp và tuyên truyền của MTTQ qua các nền tảng “Mặt trận số” đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác mặt trận. Cùng với làm việc trực tiếp theo phương thức truyền thống, cán bộ thường xuyên tiếp xúc với người dân trên "Mặt trận số" nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ.
Để thực hiện có hiệu quả “Mặt trận số”, cùng với đầu tư về công nghệ, cần xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, hiện đại, không chỉ gắn bó mật thiết với nhân dân mà còn có năng lực truyền cảm hứng, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng góp sức xây dựng chính quyền số, xã hội số và công dân số.
HỒNG GIANG
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Cùng bàn luận xem các tin, bài liên quan.
Khi Hoa Kỳ công bố áp mức thuế đối ứng với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, phản ứng chung của cộng đồng doanh nghiệp là bày tỏ tin tưởng vào sự đồng hành, chia sẻ, chung tay của Đảng, Nhà nước nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức bỏ xét tuyển sớm đối với tuyển sinh đại học; tuân theo quy trình xét tuyển chung trên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều này khiến dư luận đồng tình bởi không chỉ bảo đảm tính công bằng mà còn giảm nhiều áp lực cho học sinh.