Các dòng máy thông tin quân sự hiện nay rất đa dạng, có thể phân loại theo các tiêu chí như: Tầm hoạt động, băng tần, vị trí địa lý, tính cơ động.
Xét trên tiêu chí băng tần, các máy thông tin quân sự được phân loại thành: Máy thông tin dải tần UHF/VHF; máy thông tin dải tần SHF; máy thông tin dải tần HF.
Máy thông tin dải tần UHF/VHF có cự ly hoạt động ngắn (dưới 10km) phục vụ cho các nhiệm vụ chiến thuật quy mô nhỏ. Máy thường hoạt động ở dải tần 30MHz-2.600MHz, là các thiết bị cầm tay hoặc được người lính mang đeo.
Các máy này có điểm mạnh là liên lạc theo mạng có đội hình thay đổi liên tục, giúp cho một đội hình nhỏ (quy mô tiểu đội) tác chiến phối hợp với nhau ăn ý. Tuy nhiên, do hoạt động ở băng tần UHF/VHF (dải tần 30MHz đến 2.600MHz) nên khoảng cách truyền bị giới hạn, nhất là trên địa hình nhiều vật cản.
 |
Sơ đồ phân loại các dòng máy thông tin quân sự. |
Máy thông tin dải tần SHF có cự ly hoạt động trung bình (10km đến 100km) phục vụ cho các nhiệm vụ chiến dịch quy mô trung bình. Máy thường hoạt động ở nhiều băng tần trong dải tần SHF (từ 3GHz đến 30GHz), là các thiết bị mang vác hoặc các thiết bị trạm khi tích hợp với các khí tài trên biển, trên không trung hoặc các xe thông tin.
Các máy thông tin dải tần SHF (3GHz-30GHz) thường là các hệ thống truyền tin định hướng tốc độ cao, phục vụ nhu cầu truyền dữ liệu hình ảnh, âm thanh chất lượng cao ở khoảng cách xa. Tuy nhiên, do phải có tầm nhìn thẳng nên việc triển khai loại máy này trong địa hình thấp, bị che chắn sẽ gặp nhiều khó khăn.
Máy thông tin dải tần HF có cự ly hoạt động lớn (hơn 100km) phục vụ các nhiệm vụ cấp chiến lược để chỉ đạo các trận chiến quy mô lớn. Máy thường hoạt động ở băng tần HF (từ 1,5MHz đến 30MHz), là các trạm/hệ thống tích hợp, đa băng tần, có phân quyền để chỉ đạo các chiến dịch cấp thấp hơn. Các máy thông tin dải tần HF thường được tích hợp thành hệ thống thông tin trên các khí tài quân sự để có thể liên lạc ở các địa hình trên đất liền, trên biển hoặc trên không. Các hệ thống này sẽ giúp chỉ huy liên lạc với độ tin cậy cao, để chỉ huy các trận chiến quy mô lớn, kết hợp được các đơn vị trên không, trên biển và đất liền.
NAM CƯỜNG
QĐND - Quá trình hành quân dã ngoại dài ngày hay đóng quân trong khu vực không có điện lưới thì việc bảo đảm nguồn điện để sạc ắc-quy cho máy thông tin là rất khó khăn. Để khắc phục tình trạng này, Trung úy QNCN Nguyễn Văn Trung, Thợ sửa chữa Viễn thông, Đại đội Thông tin 13, Lữ đoàn Tăng thiết giáp 416 (Quân khu 9) đã nghiên cứu thành công hệ thống “Cấp nguồn đa năng sử dụng tấm pin năng lượng mặt trời”.
QĐND - Trước yêu cầu bảo đảm thông tin liên lạc trên chiến trường miền Nam, từ đầu những năm 1960, Xưởng Thông tin Miền (X35) đã tổ chức nghiên cứu sản xuất vật tư, lắp ráp máy phát vô tuyến điện để trang bị cho lực lượng quân báo, tình báo, biệt động và các lực lượng hoạt động trong lòng địch. Những máy thông tin này yêu cầu gọn nhẹ, công suất phù hợp, sử dụng thuận tiện.
QĐND Online – Ở Đại đội thông tin 18 (Bộ CHQS tỉnh Khánh Hòa), Thiếu tá Lâm Văn Tự, thợ sửa chữa máy thông tin là một trong những gương mặt điển hình tiên tiến tiêu biểu nhiều năm...