Chiều 18-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã thông qua nghị quyết về việc thành lập, giải thể các Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương, Cơ quan điều tra hình sự khu vực trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Theo đó, UBTVQH thống nhất thành lập 22 Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương; 63 Cơ quan điều tra hình sự khu vực trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
 |
Quang cảnh phiên họp. |
22 Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương gồm: Cơ quan Điều tra hình sự Quân khu 1; Cơ quan Điều tra hình sự Quân khu 2; Cơ quan Điều tra hình sự Quân khu 3; Cơ quan Điều tra hình sự Quân khu 4; Cơ quan Điều tra hình sự Quân khu 5; Cơ quan Điều tra hình sự Quân khu 7; Cơ quan Điều tra hình sự Quân khu 9; Cơ quan Điều tra hình sự Quân chủng Phòng không - Không quân; Cơ quan Điều tra hình sự Quân chủng Hải quân; Cơ quan Điều tra hình sự Bộ đội Biên phòng; Cơ quan Điều tra hình sự Quân đoàn 1; Cơ quan Điều tra hình sự Quân đoàn 2; Cơ quan Điều tra hình sự Quân đoàn 3; Cơ quan Điều tra hình sự Quân đoàn 4; Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Tổng Tham mưu; Cơ quan Điều tra hình sự Tổng cục Chính trị; Cơ quan Điều tra hình sự Tổng cục Hậu cần; Cơ quan Điều tra hình sự Tổng cục Kỹ thuật; Cơ quan Điều tra hình sự Tổng cục Công nghiệp quốc phòng; Cơ quan Điều tra hình sự Tổng cục II; Cơ quan Điều tra hình sự Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng; Cơ quan Điều tra hình sự binh chủng, binh đoàn.
 |
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc phiên họp. |
63 Cơ quan điều tra hình sự khu vực gồm: 4 Cơ quan Điều tra hình sự khu vực Quân khu 1; 5 Cơ quan Điều tra hình sự khu vực Quân khu 2; 5 Cơ quan Điều tra hình sự khu vực Quân khu 3; 4 Cơ quan Điều tra hình sự khu vực Quân khu 4; 5 Cơ quan Điều tra hình sự khu vực Quân khu 5; 5 Cơ quan Điều tra hình sự khu vực Quân khu 7; 6 Cơ quan Điều tra hình sự khu vực Quân khu 9; 3 Cơ quan Điều tra hình sự khu vực Quân chủng Phòng không-Không quân; 3 Cơ quan Điều tra hình sự khu vực Quân chủng Hải quân; 3 Cơ quan Điều tra hình sự khu vực Bộ đội Biên phòng; Cơ quan Điều tra hình sự khu vực Quân đoàn 1; Cơ quan Điều tra hình sự khu vực Quân đoàn 2; Cơ quan Điều tra hình sự khu vực Quân đoàn 3; Cơ quan Điều tra hình sự khu vực Quân đoàn 4; Cơ quan Điều tra hình sự khu vực Bộ Tổng Tham mưu; Cơ quan Điều tra hình sự khu vực Tổng cục Chính trị; Cơ quan Điều tra hình sự khu vực Tổng cục Hậu cần; Cơ quan Điều tra hình sự khu vực Tổng cục Công nghiệp quốc phòng; Cơ quan Điều tra hình sự khu vực Tổng cục II; 2 Cơ quan Điều tra hình sự khu vực Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng; Cơ quan Điều tra hình sự khu vực Binh chủng Công binh; Cơ quan Điều tra hình sự khu vực Binh chủng Đặc công; Cơ quan Điều tra hình sự khu vực Binh chủng Hóa học; Cơ quan Điều tra hình sự khu vực Binh chủng Pháo binh; Cơ quan Điều tra hình sự khu vực Binh chủng Thông tin - Liên lạc; Cơ quan Điều tra hình sự khu vực Binh chủng Tăng thiết giáp; Cơ quan Điều tra hình sự khu vực Binh đoàn 15; Cơ quan Điều tra hình sự khu vực Binh đoàn 16; Cơ quan Điều tra hình sự khu vực Tổng cục Kỹ thuật.
* Cũng trong chiều 18-8, UBTVQH đã thông qua Nghị quyết ban hành Quy chế làm việc mẫu của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.
* Cuối giờ chiều, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc, kết thúc 2 ngày làm việc của UBTVQH tại Phiên họp thứ 2.
Tin, ảnh: CHIẾN THẮNG
Trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, cần tổ chức giám sát chặt chẽ, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) hằng tháng, quy rõ trách nhiệm để tạo chuyển biến. Đa số làm tốt công tác này nhưng chỉ một nơi vô cảm với dân thì vẫn mất uy tín; việc nhỏ không giải quyết thì thành việc lớn, việc lớn không giải quyết kịp thời thì thành đại sự. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh như vậy tại Phiên họp thứ 2 của UBTVQH, ngày 18-8.
Tổng kết Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu bật những thành công của kỳ họp, 5 bài học kinh nghiệm và 4 vấn đề cần rút kinh nghiệm; đồng thời nhấn mạnh yêu cầu, Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XV đã thành công rất tốt đẹp, Kỳ họp thứ hai phải đạt kết quả tốt hơn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu như vậy khi cho ý kiến vào báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện các chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội (BHXH), quản lý và sử dụng quỹ BHXH năm 2020.
Cho ý kiến vào dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), sáng 17-8, nhiều ý kiến của UBTVQH đề nghị cần sửa đổi, bổ sung thẩm quyền phát động thi đua, khen thưởng cho phù hợp với tình hình mới, bảo đảm tính bao quát toàn bộ hệ thống chính trị. Có ý kiến đặt vấn đề, việc trao Cờ thi đua của Chính phủ cho các cơ quan thuộc khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quốc hội và cơ quan dân cử có phù hợp không?