Trả lời: Nội dung bạn hỏi được quy định tại khoản 4 và 5, Điều 56 của Luật Bảo vệ môi trường, cụ thể như sau:
* UBND cấp xã có trách nhiệm:
a) Lập, triển khai thực hiện phương án bảo vệ môi trường cho làng nghề trên địa bàn;
b) Hướng dẫn hoạt động của tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề.
* UBND cấp huyện có trách nhiệm:
a) Tổng hợp nhu cầu ngân sách cho hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề;
b) Chỉ đạo, triển khai thực hiện các mô hình bảo vệ môi trường làng nghề; đầu tư xây dựng và tổ chức vận hành các mô hình thu gom, xử lý chất thải rắn, hệ thống xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường do Nhà nước đầu tư từ nguồn kinh phí đầu tư xây dựng, nguồn chi sự nghiệp môi trường và khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
 |
Cần chung tay bảo vệ môi trường làng nghề. Ảnh minh họa: TTXVN. |
* Bạn đọc Nguyễn Minh Mạnh ở xã Hòa Nam, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm của gia đình có người nghiện ma túy và trách nhiệm của cộng đồng?
Trả lời: Theo Điều 42, Luật Phòng, chống ma túy (có hiệu lực từ 1-1-2022), trách nhiệm của gia đình người nghiện ma túy, cộng đồng được quy định như sau:
1. Gia đình người nghiện ma túy có trách nhiệm:
a) Hỗ trợ người nghiện ma túy trong quá trình cai nghiện ma túy, sau cai nghiện ma túy và hòa nhập cộng đồng;
b) Phối hợp với cơ quan, người có thẩm quyền trong việc lập hồ sơ áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc; phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan hỗ trợ người nghiện ma túy trong quá trình cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy và hòa nhập cộng đồng.
2. Cộng đồng nơi người nghiện ma túy cư trú có trách nhiệm:
a) Động viên, giúp đỡ người nghiện ma túy;
b) Phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan hỗ trợ người nghiện ma túy trong quá trình cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy và hòa nhập cộng đồng.
QĐND