Trả lời: Theo quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 17 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10-5-2016 thì các doanh nghiệp trong Bộ Quốc phòng được tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất trong các trường hợp:
- Tạm dừng sản xuất, kinh doanh từ 01 tháng trở lên do gặp khó khăn khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc do khủng hoảng, suy thoái kinh tế hoặc thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế;
- Gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa.
Việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất khi có một trong các điều kiện sau đây:
- Không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc phải tạm thời nghỉ việc từ 50% trở lên trong tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh;
- Bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa gây ra (không kể giá trị tài sản là đất).
 |
Làm thủ tục tại BHXH Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN. |
* Ông Hoàng Minh Quý ở xã Hưng Thuận, thị xã Trảng Bàng (Tây Ninh), hỏi: Quy định tạm dừng đóng BHXH đối với quân nhân bị tạm giam như thế nào?
Trả lời: Theo quy định tại khoản 5, Điều 17 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10-5-2016, việc tạm dừng đóng BHXH đối với quân nhân bị tạm giam được thực hiện như sau:
- Quân nhân bị tạm giam thì quân nhân đó và đơn vị quản lý được tạm dừng đóng BHXH;
- Sau thời gian tạm giam, nếu được cơ quan có thẩm quyền xác định bị oan, sai thì quân nhân và đơn vị quản lý thực hiện việc đóng bù BHXH cho thời gian bị tạm giam; số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3, Điều 122 Luật BHXH 2014;
- Trường hợp cơ quan có thẩm quyền xác định quân nhân là có tội thì không thực hiện việc đóng bù BHXH cho thời gian bị tạm giam.
Mọi thông tin, ý kiến cần giải đáp xin gửi về Phòng biên tập Công tác Đảng, công tác chính trị, Báo Quân đội nhân dân, số 7 Phan Đình Phùng, Hoàn Kiếm, Hà Nội; điện thoại: 069.554119; 024.37478610; thư điện tử: congtacdang@qdnd.vn.
QĐND