Trả lời:
Vấn đề bạn hỏi được quy định tại Điều 20, Luật Công chứng, như sau:
1. Căn cứ vào nhu cầu công chứng tại địa phương, sở tư pháp chủ trì phối hợp với sở kế hoạch và đầu tư, sở tài chính, sở nội vụ xây dựng đề án thành lập phòng công chứng trình UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định. Đề án nêu rõ sự cần thiết thành lập phòng công chứng, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày UBND cấp tỉnh ra quyết định thành lập phòng công chứng, sở tư pháp phải đăng báo Trung ương hoặc báo địa phương nơi có trụ sở của phòng công chứng trong 3 số liên tiếp về các nội dung sau đây:
 |
Một văn phòng công chứng tại TP Đà Nẵng. Ảnh minh họa. Nguồn: dannang.gov.vn. |
a) Tên gọi, địa chỉ trụ sở của phòng công chứng;
b) Số, ngày, tháng, năm ra quyết định thành lập và ngày bắt đầu hoạt động của phòng công chứng.
3. Trong trường hợp UBND cấp tỉnh quyết định thay đổi tên gọi hoặc địa chỉ trụ sở của phòng công chứng thì sở tư pháp phải đăng báo những nội dung thay đổi đó theo quy định tại khoản 2 điều này.
* Bạn đọc Đặng Thị Tuyển ở phường 5, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh hỏi: Những yêu cầu nào về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án?
Trả lời:
Điều 33, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định những yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án như sau:
1. Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.
2. Yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
3. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
4. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết lao động của trọng tài nước ngoài.
5. Các yêu cầu khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
QĐND