Trả lời: Nội dung bạn hỏi được quy định tại Điều 10 Thông tư số 56/2025/TT-BQP ngày 26-6-2025 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chế độ nghỉ của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-2025). Cụ thể như sau:

1. Quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng được cấp có thẩm quyền quyết định nghỉ hưu, được nghỉ chuẩn bị hưu thời gian tương ứng số năm công tác như sau:

a) Từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác: Được nghỉ 6 tháng;

b) Từ đủ 20 năm đến dưới 25 năm công tác: Được nghỉ 9 tháng;

c) Từ đủ 25 năm công tác trở lên: Được nghỉ 12 tháng.

2. Thời gian nghỉ chuẩn bị hưu theo quy định tại khoản 1 điều này, quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng được đóng và tính là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.

3. Trong thời gian nghỉ chuẩn bị hưu, quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh cần chữa trị dài ngày, bệnh tâm thần, thực hiện theo quy định tại Thông tư số 157/2013/TT-BQP ngày 26-8-2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về quản lý, điều trị, chăm sóc, giải quyết chính sách đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu do Quân đội quản lý bị bệnh hiểm nghèo, bệnh cần chữa trị dài ngày, bệnh tâm thần và các văn bản hướng dẫn thi hành.

* Bạn đọc Trịnh Thị Thủy ở xã An Minh, tỉnh An Giang, hỏi: Việc bắt buộc chữa bệnh trong vụ án hình sự được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: Nội dung bạn hỏi được quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự. Cụ thể như sau:

1. Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 của bộ luật này (bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi), viện kiểm sát hoặc tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để bắt buộc chữa bệnh.

2. Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi có kết luận khỏi bệnh hoặc có kết luận đủ khả năng nhận thức, đủ khả năng điều khiển hành vi, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

3. Đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi có kết luận khỏi bệnh hoặc có kết luận đủ khả năng nhận thức, đủ khả năng điều khiển hành vi, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt, thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt.

Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.

QĐND

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Bạn đọc xem các tin, bài liên quan.