Nhiều năm qua, thiếu nước sinh hoạt luôn là câu chuyện quen thuộc của đồng bào các dân tộc ở huyện Mèo Vạc (Hà Giang). Vào thời điểm hiện nay, để có nước sinh hoạt, hằng ngày, bà con phải dậy từ 3-4 giờ sáng, đi bộ, leo núi vài ki-lô-mét về phía đầu nguồn để địu nước về sử dụng
Nhằm khắc phục tình trạng này, chính quyền địa phương đã dành nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng các hồ treo, bể nước tập trung, hỗ trợ người dân téc đựng nước... Tuy nhiên, do nắng nóng kéo dài, ít mưa, các hồ chứa nước cũng cạn kiệt khiến bà con vẫn phải “vật lộn” với cảnh thiếu nước...
 |
Hằng ngày, người dân thôn Sà Lủng, xã Pải Lủng phải đi bộ từ sáng sớm để tìm nguồn nước. |
 |
Do nắng nóng kéo dài, các khe đá tại nhiều xã ở huyện Mèo Vạc đã cạn kiệt nước.
|
 |
Cả người lớn và trẻ nhỏ thôn Đề Chia, xã Cán Chu Phìn đều phải đi địu nước. |
 |
Thiếu nước là một thách thức lớn đối với những gia đình đang chuẩn bị vật liệu để xây nhà. |
 |
Nhiều hồ treo trên địa bàn huyện Mèo Vạc đang cạn nước. |
HÀ LINH (thực hiện)
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Bạn đọc xem các tin, bài liên quan.
Đồng bằng sông Cửu Long đang vào đợt cao điểm mùa nắng nóng, thời tiết hanh khô, nguy cơ cháy, nổ luôn hiện hữu. Để bảo đảm an toàn vũ khí, đạn dược, Kho 302 (Cục Kỹ thuật, Quân khu 9) tích cực huấn luyện bộ đội nắm chắc kỹ năng, phương án phòng cháy, chữa cháy, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các lực lượng đóng quân trên địa bàn sẵn sàng xử trí hiệu quả khi có tình huống, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.
Từ năm 2016 đến nay, Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 737 (Quân khu 5) đã liên kết, mời gọi được 5 doanh nghiệp đầu tư thực hiện 5 mô hình thực nghiệm trồng cây nông nghiệp, công nghiệp quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích gần 1.000ha tại Khu Kinh tế-Quốc phòng Ea Súp nằm trên địa bàn các xã vùng biên giới của huyện Ea Súp (Đắk Lắk).