Trả lời: Vấn đề bạn hỏi được quy định tại Điều 28, Luật Công chứng, cụ thể:
1. Hai hoặc một số văn phòng công chứng có trụ sở trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể hợp nhất thành một văn phòng công chứng mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang văn phòng công chứng được hợp nhất, đồng thời chấm dứt hoạt động của các văn phòng công chứng bị hợp nhất.
Một hoặc một số văn phòng công chứng có thể sáp nhập vào một văn phòng công chứng khác có trụ sở trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang văn phòng công chứng nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt hoạt động của văn phòng công chứng bị sáp nhập.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép hợp nhất, sáp nhập văn phòng công chứng.
3. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục hợp nhất, sáp nhập văn phòng công chứng.
 |
Ảnh minh họa. Nguồn: Baophapluat.vn. |
* Bạn đọc Nguyễn Hoài Thu ở xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết quy định mới về việc tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân?
Trả lời: Thông tư số 04/2021/TT-TTCP ngày 1-10-2021 do Thanh tra Chính phủ ban hành quy định về quy trình tiếp công dân có hiệu lực từ ngày 15-11-2021 có quy định việc tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, như sau:
1. Khi công dân đến trình bày trực tiếp và không có đơn thì người tiếp công dân hướng dẫn công dân viết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, trung thực, chính xác nội dung trình bày của công dân; nội dung nào chưa rõ thì đề nghị công dân trình bày thêm, sau đó đọc lại cho công dân nghe và đề nghị họ ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.
2. Trường hợp công dân đến trình bày và có đơn với nội dung cụ thể, rõ ràng, có thể xác định được rõ tính chất vụ việc và cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì người tiếp công dân hướng dẫn công dân gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp nhiều người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về cùng một nội dung thì người tiếp công dân hướng dẫn họ cử người đại diện để trình bày; ghi lại nội dung trình bày và đề nghị người đại diện ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.
4. Trường hợp công dân trình bày nhiều nội dung, vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân hướng dẫn công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
5. Việc tiếp nhận, ghi chép nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và việc hướng dẫn công dân viết đơn phải được ghi vào sổ tiếp công dân hoặc được nhập vào phần mềm cơ sở dữ liệu về tiếp công dân.
QĐND