Trả lời: Nội dung bạn hỏi được quy định tại Điều 13 Thông tư số 14/2022/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, có hiệu lực từ ngày 15-10-2022. Cụ thể như sau:

1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục khởi nghiệp cho người học thông qua các hoạt động giáo dục; các video clip, hình ảnh, ấn phẩm; qua tài liệu và các phương tiện truyền thông.

2. Tổ chức cuộc thi, hội thảo, diễn đàn, tọa đàm, ngày hội khởi nghiệp, giao lưu thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho người học giáo dục nghề nghiệp.

3. Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho người học.

4. Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, nâng cao năng lực cho cán bộ, nhà giáo làm công tác hỗ trợ người học khởi nghiệp.

5. Thành lập câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho người học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; xây dựng mạng lưới cựu học sinh, sinh viên đã tham gia khởi nghiệp.

6. Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tạo môi trường hỗ trợ khởi nghiệp; tổ chức thực hành, triển khai các dự án khởi nghiệp và kết nối các dự án khởi nghiệp khả thi của người học với các tổ chức ươm tạo doanh nghiệp.

7. Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

* Bạn đọc Hồ Văn Thanh ở xã Trà Phú, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi hỏi:  Đề nghị tòa soạn cho biết, quản lý công trình đường thủy nội địa bao gồm các công tác gì?

Trả lời: Nội dung bạn hỏi được quy định tại Điều 8 Thông tư số 21/2022/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực từ ngày 1-11-2022. Cụ thể như sau:

1. Kiểm tra định kỳ, đột xuất công trình đường thủy nội địa nhằm phát hiện kịp thời các dấu hiệu xuống cấp, những hư hỏng và vi phạm về bảo vệ công trình, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định.

2. Quan trắc, theo dõi tình hình mực nước, chế độ thủy văn; theo dõi hành trình, lưu lượng phương tiện vận tải thủy và tổng hợp số liệu dưới dạng báo cáo; vẽ biểu đồ.

3. Theo dõi số vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa, phối hợp xác định nguyên nhân, thiệt hại ban đầu của vụ tai nạn; phối hợp với cơ quan chức năng để tìm kiếm cứu nạn.

4. Lập hồ sơ các vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa, các vật chướng ngại, theo dõi và xử lý.

5. Tổ chức bảo đảm giao thông; thông tin liên lạc; phòng, chống thiên tai và xử lý các sự cố bất thường liên quan đến công trình đường thủy nội địa.

6. Tổ chức, phối hợp bảo vệ kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.

7. Cập nhật các dữ liệu có liên quan về công trình đường thủy nội địa.

QĐND