Về căn bản, phương pháp bắn 3 điểm là hình thức cải tiến của phương thức bắn Vượt nửa góc với việc bỏ chế độ dẫn tự động sang dẫn đạn tên lửa bằng tay bám theo nguồn nhiễu do trắc thủ trực tiếp thực hiện. Khi tới cự ly tiêu chuẩn, đạn tên lửa sẽ được kích hoạt đầu do tự thân để tìm kiếm, khóa và tiêu diệt mục tiêu. Điểm khó của phương thức này là việc vạch nhiễu, xác định đúng đâu là nguồn nhiễu của máy bay B-52 và đâu là nhiễu do máy bay chiến thuật tạo ra.

leftcenterrightdel

Hình ảnh mô phỏng về phương thức Bắn ba điểm. 

Trong 12 ngày đêm "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không", Bộ đội Tên lửa đã lợi dụng đài radar K8-60 của pháo phòng không 57mm quét tập trung để xác định chính xác các tốp B-52 (không quân Mỹ không để ý tới tần số phát của đài ra-đa dạng này với chủ quan rằng chúng không có khả năng gây hại tới B-52) cung cấp thông tin cho đài radar dẫn bắn Fan Song (một thành phần của tổ hợp SAM-2) để dẫn bắn trúng vào các tốp B-52 của địch khi tần số radar của tổ hợp tên lửa SAM-2 bị gây nhiễu nặng.

Ngoài ra, đài radar Fan Song được trang bị hệ thống kính tiềm vọng TZK- tổ hợp PA-00 (chuồng cu - cách gọi nôm na của Bộ đội Tên lửa) cung cấp thông tin đồng bộ với hệ thống quan sát bằng radar K8-60 bằng phương thức so kim (góc quét của radar K8-60 rất hẹp, khi đồng bộ góc tà và phương vị với kính tiềm vọng TZK sẽ tìm ra góc chiếu xạ chuẩn cho radar dẫn bắn).

leftcenterrightdel

Đài radar K8-60 trưng bày tại Bảo tàng Phòng không-Không quân. 

 

leftcenterrightdel

Hệ thống kính tiềm vọng TZK (chuồng cu) đặt trên đài radar dẫn bắn Fan Song của tổ hợp SAM-2. Ảnh: Topwar.ru 

Sự kết hợp trên cho phép các tổ hợp SAM-2 khai hỏa vào mục tiêu trong điều kiện nhiễu nặng, không thể xác định được mục tiêu. Theo lời nhiều trắc thủ đã trực tiếp chiến đấu đánh B-52 trong chiến dịch 12 ngày đêm, tổ hợp PA-00 với tầm quan sát chỉ 12km, nhưng do không thể bị gây nhiễu (quan sát quang học) đã đóng góp rất lớn vào việc "vặt cổ" những "pháo đài bay bất khả xâm phạm" của Không quân Mỹ.

leftcenterrightdel

Kíp chiến đấu của Tiểu đoàn 77, Trung đoàn 257 (Sư đoàn 361) tại trận địa Chèm (Hà Nội) trong Chiến dịch “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”, tháng 12-1972. Ảnh tư liệu  

Cùng với sự sáng tạo, tài tình trong chiến thuật và cách đánh của Bộ đội Tên lửa ta trong 12 ngày đêm "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không", cũng không thể không kể tới những sai lầm tính hệ thống của không quân Mỹ như: Các tốp B-52 sử dụng đường bay ổn định ở độ cao 10km để ném bom; áp dụng cứng nhắc biện pháp B-52 ngoặt gấp sau khi ném bom (phương thức áp dụng với các vụ ném bom hạt nhân, máy bay cần nhanh chóng thoát ly tránh ảnh hưởng của vụ nổ) làm máy bay bị bộc lộ vị trí trên màn hình radar của ta.

TUẤN SƠN (tổng hợp theo Topwar.ru và lời kể của cựu chiến binh)