Cách mạng Tháng Mười đã được thể hiện rất sinh động trong thành tựu của Việt Nam
Theo Đại sứ được bổ nhiệm tại LB Nga Ngô Đức Mạnh, hai dân tộc Việt Nam và Liên Xô trước đây, LB Nga ngày nay đã có lịch sử gắn bó mâ%3ḅt thiết lâu dài và tình hữu nghị bền chặt được thử thách qua thời gian. Việt Nam đã đến với nước Nga bắt đầu từ chính con đường đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên đến với học thuyết Mác-Lênin, với nhận thức rằng, đây là học thuyết vũ trang, là lý luận soi đường để giải phóng đất nước, xây dựng cuộc sống mới, với nền tảng là chính quyền về tay nhân dân, người dân được tự do, hạnh phúc. Với ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười Nga và học thuyết Lênin dẫn đường, cuộc Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam đã thắng lợi, giành độc lập cho đất nước. Sau hàng trăm năm, trong bản Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng tuyên bố chính quyền về tay nhân dân; người dân làm chủ đất nước của mình. Từ đó, nhân dân ta bắt tay vào xây dựng đất nước Việt Nam mới, với trọng tâm là chính quyền về tay nhân dân, nam nữ bình đẳng, tất cả tài sản của đất nước thuộc về nhân dân và chính người dân có quyền định đoạt vâ%3ḅn mê%3ḅnh của mình.
Đồng chí Ngô Đức Mạnh. Ảnh: Quỳnh Hoa
Thế nhưng, không phải tất cả những gì chúng ta mong muốn đều dễ dàng đạt được. Sau Cách mạng Tháng Tám, nhân dân ta phải giữ chính quyền bằng cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, rồi cuộc kháng chiến trường kỳ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. “Cho nên tôi nghĩ rằng, sức sống của Cách mạng Tháng Mười Nga đã được thể hiện rất sinh động trong thành tựu của đất nước Việt Nam giành được trong công cuô%3ḅc đấu tranh giành đô%3ḅc lâ%3ḅp cũng như trong công cuô%3ḅc xây dựng, phát triển đất nước. Nói cách khác, Cách mạng Tháng Mười Nga có ý nghĩa rất quan trọng, có giá trị vĩnh cửu với con đường phát triển mà Việt Nam lựa chọn. Vì lẽ đó, chúng ta cần nâng cao nhận thức về giá trị của Cách mạng Tháng Mười để tìm ra những phương thức hữu hiệu hơn, thực hiện cho kỳ được mong ước của Bác Hồ là xây dựng nước Viê%3ḅt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, Đại sứ được bổ nhiệm Ngô Đức Mạnh khẳng định.
Tìm lối đi cho quan hệ Việt Nam-LB Nga trong thời kỳ mới
Sau sự tan rã của LB Xô viết năm 1991, kế thừa di sản của Liên Xô trước đây, LB Nga ngày nay đã có những thay đổi về chế độ xã hội, cải cách kinh tế để vừa đáp ứng điều kiện phát triển của đất nước, vừa duy trì thành quả của Cách mạng Tháng Mười. Đến nay, LB Nga đã khá thành công trong viê%3ḅc chuyển đổi mô hình quản trị nhà nước, tiềm lực quốc phòng được củng cố, một nền khoa học tiên tiến, đặc biệt nước Nga có vị trí, vai trò quan trọng trên trường quốc tế.
Rất vinh dự, tự hào được bổ nhiệm làm Đại sứ Việt Nam tại LB Nga, đồng chí Ngô Đức Mạnh cho rằng, kỷ niê%3ḅm 100 năm Cách mạng Tháng Mười là dịp để chúng ta ôn lại những bài học quý mà cuô%3ḅc cách mạng này mang lại; đồng thời là dịp hai nước Việt Nam-LB Nga suy nghĩ tìm lối đi cho viê%3ḅc tăng cường và làm sâu sắc quan hệ Đối tác chiến lược toàn diê%3ḅn giữa hai nước. Theo nhận định của Đại sứ được bổ nhiệm Ngô Đức Mạnh, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, Liên Xô đã giúp Việt Nam xây dựng nhiều công trình lớn, như: Thủy điện Thác Bà, Thủy điện Hòa Bình, cầu Thăng Long, hợp tác khai thác dầu khí và rất nhiều công trình quan trọng khác đối với sự phát triển kinh tế-xã hô%3ḅi của Viê%3ḅt Nam… Đây là minh chứng sống động cho tính hiê%3ḅu quả, thiết thực và trình độ khoa học công nghê%3ḅ của các chuyên gia, kỹ sư đến từ LB Nga cũng như các nước cô%3ḅng hòa khác thuô%3ḅc Liên Xô trước đây.
Trong thời gian gần đây, hai nước đã đạt được cấp độ cao nhất trong quan hệ song phương, thể hiê%3ḅn sự tin câ%3ḅy chính trị cao. Vấn đề chính đặt ra là phải nâng sự hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai bên cho tương xứng với quan hê%3ḅ chính trị tốt đẹp giữa hai nước, khơi thông những rào cản về thủ tục hành chính để phát huy đầy đủ thế mạnh, tiềm năng sẵn có của mỗi bên. Hiện nay, vấn đề đặt ra là tiếp tục phát triển, tăng cường hợp tác trong tất cả lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế đến khoa học-kỹ thuật, giáo dục-đào tạo, du lịch… Năm 2016, Việt Nam đã ký Hiệp định Thương mại tự do với các quốc gia thành viên Liên minh Kinh tế Á-Âu (gồm 5 quốc gia: Nga, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Armenia). Đây là hiệp định thương mại tạo điều kiện cho hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản của Việt Nam thâm nhập vào thị trường lớn của khu vực này.
Bên cạnh đó, chúng ta cần phải tăng cường giao lưu nhân dân, trao đổi văn hóa, thúc đẩy việc học tiếng Nga tại Việt Nam. “Nước Nga có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, có các bộ môn nghệ thuật ở đỉnh cao thế giới. Nước Nga cũng nổi tiếng với nhiều cảnh quan đẹp. Vì thế, để tiếp cận nền tri thức và khoa học tiên tiến của Nga, để tìm hiểu văn hóa, đất nước con người Nga, thì học tiếng Nga là một kênh quan trọng. Đó cũng là một cách để chúng ta hiểu rõ hơn về nước Nga, về quê hương Cách mạng Tháng Mười, từ đó góp phần xây dựng đất nước Viê%3ḅt Nam ngày một tươi đẹp hơn”, Đại sứ được bổ nhiệm tại LB Nga Ngô Đức Mạnh nhấn mạnh.
LINH OANH