Phóng viên (PV): Là một nhà nghiên cứu về giáo dục trẻ khuyết tật, bà có thể cho biết về sự cần thiết của GDĐB?
TS Hoàng Thị Nho: Nước ta có khoảng 1,3 triệu trẻ khuyết tật và các em gặp rất nhiều khó khăn khi học tập theo chương trình giáo dục phổ thông, cần phải có sự hỗ trợ đặc biệt về phương pháp giáo dục-dạy học và những trang thiết bị trợ giúp cần thiết. Năm 2001, Khoa GDĐB của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được thành lập nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên, chuyên gia về giáo dục trẻ khuyết tật. Khoa tổ chức các khóa đào tạo cử nhân, thạc sĩ về GDĐB; bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng GDĐB/giáo dục hòa nhập. Đối tượng học còn có cả cha mẹ của trẻ khuyết tật, nhân viên y tế, nhân viên công tác xã hô%3ḅi… để giúp đỡ trẻ khuyết tâ%3ḅt.
Tiến sĩ Hoàng Thị Nho. Ảnh do Khoa Giáo dục đặc biệt cung cấp
PV: Trong 4 năm học, sinh viên Khoa GDĐB được thu nhận những gì, thưa bà?
TS Hoàng Thị Nho: Hiện tại, khoa chúng tôi đang đào tạo 4 chuyên ngành chính là: Giáo dục trẻ khiếm thị; Giáo dục trẻ khiếm thính; Giáo dục trẻ khuyết tâ%3ḅt trí tuê%3ḅ; Giáo dục trẻ tự kỷ; đồng thời, khoa đang mở rô%3ḅng đào tạo 2 chuyên ngành mới là Giáo dục trẻ khuyết tâ%3ḅt học tâ%3ḅp và Giáo dục trẻ khuyết tâ%3ḅt ngôn ngữ.
Trong quá trình học, sinh viên được trang bị 3 khối kiến thức: Kiến thức nền tảng, kiến thức cơ sở của chuyên ngành và kiến thức chuyên ngành sâu; mỗi khối kiến thức đều gắn liền với viê%3ḅc hình thành các kỹ năng thực hành nghề nghiệp. Sau thời gian đào tạo, sinh viên hình thành các phẩm chất, năng lực nghề nghiê%3ḅp vững vàng; thấu hiểu giá trị của nghề nghiệp, như niềm tin về trẻ khuyết tật có thể học tập và phát huy tối đa tiềm năng để sống độc lập và hòa nhập với cộng đồng; hay sự cam kết gắn bó với nghề, xây dựng nên các mối quan hệ nghề nghiệp như mối quan hệ với trẻ khuyết tật, với gia đình của trẻ khuyết tật, với cộng đồng...
PV: Chắc hẳn với những chương trình học đặc thù thì sinh viên sẽ gặp những khó khăn nhất định, thưa bà?
TS Hoàng Thị Nho: Những khó khăn này là tình hình chung. Ví dụ như vấn đề kinh phí eo hẹp. Khi sinh viên đi thực hành, thực tập tại các trường, các trung tâm, nếu các em muốn thiết kế thêm phương tiê%3ḅn, thiết bị, đồ dùng để bổ trợ cho quá trình dạy và học thì phải chủ động về mặt kinh phí. Hay trong 4 năm học, các em phải có hai đợt thực tập (chưa kể thời gian thực hành sau mỗi môn học) với tổng thời gian 10 tuần, tuy nhiên hiện nay, các cơ sở giáo dục hòa nhập để sinh viên đến thực hành và thực tập còn ít, chưa đáp ứng được những yêu cầu về chuyên môn cho sinh viên thực tập...
PV: Giáo dục hòa nhập là xu hướng được lựa chọn trong giáo dục hiện đại. Để phát triển hệ thống giáo dục hòa nhập, công tác đào tạo giáo viên của khoa được thực hiện như thế nào?
TS Hoàng Thị Nho: Hướng hiện nay trên thế giới là trẻ khuyết tật cùng học với những trẻ em khác, trong trường phổ thông, ngay tại nơi trẻ sinh sống và chấp nhâ%3ḅn sự khác biê%3ḅt. Giáo dục hòa nhập thừa nhận mọi trẻ em là khác nhau và nhờ sự khác nhau đó có thể đóng góp tạo ra một môi trường giáo dục tốt hơn cho tất cả mọi người. Thực hiê%3ḅn giáo dục hòa nhập cần được giáo viên điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng trẻ.
Do đó, chuẩn bị giáo viên giáo dục hòa nhập là một nhiệm vụ trong các cơ sở đào tạo của ngành sư phạm. Khoa GDĐB đã có nhiều hoạt động tham gia cùng với nhóm nghiên cứu của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đưa môn học Giáo dục hòa nhập trở thành môn học cho sinh viên khối ngành sư phạm. Khoa chủ trương đào tạo đội ngũ giáo viên GDĐB được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng tổ chức giáo dục và dạy học, hay nói cụ thể hơn là có sự cân đối giữa kiến thức và kỹ năng giáo dục trẻ, có đủ năng lực trong đánh giá, phát hiện nhu cầu và khả năng của trẻ khuyết tật, từ đó phối hợp các nguồn lực trong hỗ trợ và giáo dục trẻ khuyết tật để các em có thể tham gia học tập trong môi trường tốt nhất.
Sinh viên Khoa Giáo dục đặc biệt thi Nghiệp vụ sư phạm-Thiết kế đồ dùng dạy học. Ảnh: ĐINH THU
PV: Vậy cơ hội việc làm cho sinh viên chuyên ngành GDĐB sau khi ra trường có rộng mở?
TS Hoàng Thị Nho: Thường một khóa, chúng tôi đào tạo khoảng 40 sinh viên. Sau khi ra trường, các em hầu hết đều theo nghề hoặc làm viê%3ḅc ở những lĩnh vực có liên quan đến nghề nghiệp đã được đào tạo. Chúng tôi được biết, rất nhiều sinh viên sau khi ra trường không những trở thành giáo viên giỏi, tâm huyết với nghề mà còn nhiệt tình tham gia công tác thiện nguyện, giúp đỡ người khuyết tật...
Tuy nhiên, có một thực tế là hệ thống trường công lập chưa có chính sách tuyển dụng biên chế giáo viên GDĐB do không có trong danh mục vị trí viê%3ḅc làm của hê%3ḅ thống giáo dục quốc dân. Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 19/2016/BGDĐT&BNV ngày 22-6-2016 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập. Đây là cơ hội tốt về việc làm cho sinh viên ngành học này.
PV: Trân trọng cảm ơn bà!
NGUYỆT MINH - THU THỦY (thực hiện)