Thừa ủy quyền của Thượng tướng Trần Đơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban chỉ đạo PCBNN Bộ Quốc phòng, Đại tá Nguyễn Xuân Kiên, Phó cục trưởng Cục Quân y, Tổng cục Hậu cần, Ủy viên Thường trực Ban chỉ đạo PCBNN Bộ Quốc phòng, chủ trì cuộc họp.

leftcenterrightdel
Các đại biểu dự hội nghị.

Đánh giá kết quả công tác PCBNN năm 2017 của Ban chỉ đạo PCBNN Bộ Quốc phòng, đã khẳng định: Mặc dù còn nhiều khó khăn về sản xuất, kinh phí cũng như nhân lực nhưng công tác PCBNN trong toàn quân luôn được cấp ủy, chỉ huy và cơ quan chức năng các cấp quan tâm, tổ chức hoạt động hiệu quả. Cán bộ, chiến sĩ, nhân viên, người lao động đã quán triệt và chấp hành tốt Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và các quy định của Bộ Quốc phòng, các thông tư, hướng dẫn của các bộ, ngành về công tác ATVSLĐ-PCBNN. Nhiều đơn vị đã chủ động triển khai các biện pháp PCBNN, chất lượng môi trường lao động được giữ vững, cải thiện. Nhận thức và ý thức của người lao động được nâng lên rõ rệt, công tác bảo vệ sức khỏe được quan tâm, chăm lo ngày càng tốt hơn…

Bên cạnh đó, hội nghị cũng đã thẳng thắn chỉ rõ: Ở một số cơ quan, đơn vị, việc cập nhật, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về công tác ATVSLĐ-PCBNN chưa được đầy đủ, thường xuyên. Kế hoạch quan trắc môi trường lao động, khám chữa BNN có đơn vị thiếu cụ thể. Việc đầu tư công nghệ mới ít ô nhiễm và triển khai các giải pháp cải thiện môi trường còn hạn chế. Nhiều nhà xưởng, nhà kho, máy móc, trang bị phục vụ sản xuất đã cũ, xuống cấp, phát sinh yếu tố độc hại và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Công tác kiểm tra, phát hiện, khắc phục nguy cơ gây BNN và tai nạn lao động có đơn vị chưa thường xuyên.

Trong điều kiện kinh tế phát triển còn nhiều khó khăn, ngân sách đầu tư cho công tác ATVSLĐ còn hạn chế, để PCBNN hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ mất ATVSLĐ, hội nghị đã đưa ra nhiều giải pháp cơ bản, như: Các đơn vị phải kiện toàn đầy đủ, kịp thời Ban chỉ đạo PCBNN ở các cấp, xây dựng kế hoạch PCBNN hiệu quả, sát với thực tiễn đơn vị. Việc cập nhật, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về công tác VSATLĐ, PCBNN phải kịp thời, thường xuyên với nhiều hình thức phong phú. Các nhà máy, xí nghiệp, công trường lao động của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần chú trọng phát hiện các nguy cơ mất an toàn, đánh giá rủi ro để có các biện pháp phòng, chống kịp thời, hiệu quả. Lãnh đạo, chỉ huy các cấp cần quan tâm, chủ động đầu tư cải thiện môi trường làm việc; tăng cường huấn luyện về ATVSLĐ cho các đối tượng; quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết thấu đáo chế độ cho cán bộ, chiến sĩ, nhân viên, người lao động làm việc trong môi trường độc hại…

Tin, ảnh: TIẾN ĐẠT