Ngày 21-2, Bộ Y tế có Công văn số 762/BYT-DP gửi giám đốc sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế về việc cách ly y tế đối với F0 và các trường hợp F1 (công văn này thay thế Công văn số 10696/BYT-MT ngày 16-12-2021 của Bộ Y tế về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh Covid-19).
 |
Các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Yên Bái đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng mùa xuân theo chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ. Ảnh: TTXVN
|
Theo đó, với F1 đã tiêm đủ ít nhất hai liều vaccine ngừa Covid-19, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 3 tháng tính đến thời điểm được xác định là đối tượng F1 thì thực hiện cách ly y tế 5 ngày tại nhà, nơi lưu trú hoặc các khu vực đủ điều kiện cách ly khác kể từ ngày phơi nhiễm cuối cùng. F1 này cần thực hiện xét nghiệm vào ngày cách ly thứ 5 do nhân viên y tế thực hiện hoặc người cách ly tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa. Nếu kết quả âm tính thì tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 5 ngày tiếp theo và nghiêm túc thực hiện "5K”. F1 chưa tiêm đủ liều hoặc chưa tiêm vaccine ngừa Covid-19 thì thực hiện cách ly y tế 7 ngày... Cũng tại Công văn 762, đối với F0, vẫn thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 250/QĐ-BYT ngày 28-1-2022 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19. Theo công văn này, Bộ Y tế yêu cầu giám đốc sở y tế các tỉnh, thành phố; thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế tổ chức việc cách ly y tế với F0 và F1 phù hợp với điều kiện và nguồn lực của các địa phương. Việc ban hành công văn mới này được Bộ Y tế căn cứ vào tình hình dịch hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam, tỷ lệ bao phủ vaccine cao trên phạm vi toàn quốc, nhằm hài hòa giữa việc phát triển kinh tế và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 tại các cơ quan, xí nghiệp, trường học, địa phương.
Ngày 21-2, Bộ Y tế thông tin, trong ngày ghi nhận 46.880 ca nhiễm mới, trong đó 19 ca nhập cảnh và 46.861 ca trong nước tại 62 tỉnh, thành phố (có 32.975 ca trong cộng đồng); 13.235 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh; 104 ca tử vong. Ngày 21-2, trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận 5.477 ca Covid-19, trong đó có 1.687 ca trong cộng đồng. Như vậy, thành phố tiếp tục lập kỷ lục mới với số ca mắc tiếp tục ở mức cao nhất từ trước đến nay. Tính đến hết ngày 20-2, toàn thành phố có 202.355 F0, trong đó hơn 196.000 F0 điều trị tại nhà. Ngoài Hà Nội, tình hình dịch Covid-19 vẫn tiếp tục phức tạp ở khu vực phía Bắc. Trong đó, Bắc Ninh ghi nhận số ca mắc mới Covid-19 cao nhất từ trước đến nay với 2.582 F0, chỉ sau Hà Nội. Đây là ngày thứ hai tỉnh này đứng thứ hai cả nước về số ca mắc mới. Liên tiếp 6 ngày qua, tỉnh này có hơn 1.000 ca mắc. Tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, thời gian gần đây, số ca mắc Covid-19 giảm sâu, phần lớn chỉ ở mức hai con số.
CÙ HƯƠNG
Sau khi UBND thành phố Hà Nội ban hành hướng dẫn thực hiện cách ly tại nhà áp dụng đối với đối tượng tiếp xúc gần (F1), nhưng không áp dụng cho 4 quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng có nhiều ý kiến quan tâm chủ trương này của Thủ đô.
Chiều tối 20-11, đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó bí thư Thành ủy Hà Nội, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Thành phố Hà Nội phòng, chống dịch Covid-19 chủ trì phiên họp trực tuyến Ban Chỉ đạo với các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã về các giải pháp phòng, chống dịch. Phó chủ tịch UBND Thành phố Chử Xuân Dũng, Phó trưởng Ban Chỉ đạo đồng chủ trì hội nghị.