Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Tri Thức - Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng trẻ em luôn là một ưu tiên trong các chương trình hành động của Chính phủ Việt Nam.
Theo đó, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong nỗ lực giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng trẻ em, đó là tình trạng duy trì tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở nhóm trẻ khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở mức cao, gia tăng thừa cân béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi thuộc khu vực đô thị và nông thôn, thiếu hụt vi chất ở trẻ em trên nhiều địa bàn. Hơn nữa, biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực hộ gia đình cũng là một trong những thách thức cản trở nỗ lực cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em.
|
|
Đại diện Viện Dinh dưỡng Quốc gia và tổ chức World Vision International ký kết Kế hoạch phối hợp triển khai sáng kiến Dinh dưỡng đủ đầy trong năm tài chính 2024.
|
Trong bối cảnh đó, tổ chức World Vision International tại Việt Nam đã đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam triển khai các can thiệp dinh dưỡng nhằm đóng góp vào việc thực hiện Chiến lược Dinh dưỡng quốc gia (2021 - 2030) với mục tiêu cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ, đặc biệt là trẻ em khu vực miền núi, dân tộc thiểu số, nhằm nâng cao tầm vóc người Việt Nam.
Theo PGS, TS Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc gia chia sẻ, Bộ Y tế và Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã triển khai nhiều mô hình để bổ sung kiến thức và kỹ năng để bà mẹ đảm bảo dinh dưỡng tốt cho con mình, như: Hệ thống hơn 1.000 phòng tư vấn dinh dưỡng Mặt trời bé thơ, gần 70 bệnh viện tham gia Sáng kiến Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc....
Cũng trong chương trình, Viện Dinh dưỡng Quốc gia và World Vision International tại Việt Nam đã ký kết Kế hoạch phối hợp triển khai sáng kiến Dinh dưỡng đủ đầy trong năm tài chính 2024.
Tin, ảnh: HÀ VŨ
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Y tế xem các tin, bài liên quan.
Chia sẻ với chúng tôi về quyết định viết đơn xung phong lên làm việc nơi núi rừng biên giới, Trung úy, bác sĩ Đặng Công Hoàng, Bệnh xá Quân dân y Đoàn Kinh tế-Quốc phòng (KT-QP) 337, Quân khu 4 cho biết: “Trong đại dịch Covid-19, khi tham gia tiêm vaccine cho cán bộ, nhân viên Đoàn KT-QP 337, chứng kiến cuộc sống của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, tôi nung nấu ý định khi có điều kiện sẽ lên đây công tác, góp phần chăm sóc sức khỏe cho bà con.