Ca bệnh phân bố 1.400 bệnh nhân tại 252 xã, phường, thị trấn thuộc 27/30 quận, huyện: Nam Từ Liêm (250); Thanh Trì (226); Hoàng Mai (148); Gia Lâm (146); Hai Bà Trưng (131); Ba Đình (117); Bắc Từ Liêm (88); Hà Đông (53); Đống Đa (48); Cầu Giấy (25); Hoàn Kiếm (22); Tây Hồ (17); Hoài Đức (16); Mỹ Đức (15); Thanh Xuân (12); Thanh Oai (12); Long Biên (12); Đông Anh (11); Ứng Hòa (10); Sóc Sơn (8); Thường Tín (7); Thạch Thất (6); Chương Mỹ (6); Phú Xuyên (4); Đan Phượng (4); Quốc Oai (4); Mê Linh (2).

Ca bệnh phân bố 500 ca cộng đồng theo theo quận, huyện: Phân bố tại 156 xã phường thuộc 26/30 quận huyện: Thanh Trì (162); Nam Từ Liêm (105); Gia Lâm (42); Đống Đa (29); Hà Đông (27); Hai Bà Trưng (19); Hoàng Mai (18); Bắc Từ Liêm (15); Cầu Giấy (13); Thanh Xuân (11); Long Biên (10); Hoàn Kiếm (9); Ba Đình (9); Tây Hồ (7); Hoài Đức (6); Đông Anh (4); Thường Tín (2); Sóc Sơn (2); Quốc Oai (2); Đan Phượng (2); Ứng Hòa (1); Mê Linh (1); Chương Mỹ (1); Thanh Oai (1); Thạch Thất (1); Phú Xuyên (1).

Cộng dồn số mắc Covid tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29-4-2021): 27.053 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 10.265 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 16.788 ca.

 

 

 

* UBND quận Tây Hồ vừa ban hành quyết định tạm dừng các hoạt động dịch vụ không thiết yếu, hạn chế hoạt động sự kiện tập trung đông người trên địa bàn 2 phường Quảng An và Yên Phụ.

Theo đó, UBND quận Tây Hồ giao Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19, UBND phường Quảng An, Yên Phụ chỉ đạo triển khai thực hiện các biện pháp hành chính phù hợp với cấp độ dịch theo cấp độ 3 trên địa bàn phường, trong đó nâng mức độ biện pháp quản lý.

Cụ thể, quận Tây Hồ quyết định tạm dừng các hoạt động dịch vụ không thiết yếu, hạn chế hoạt động sự kiện tập trung đông người trên địa bàn 2 phường Quảng An, Yên Phụ. Các cửa hàng, dịch vụ ăn uống trên địa bàn phường chỉ được phép bán hàng mang về.

Thời gian điều chỉnh trạng thái trong vòng 48 giờ kể từ 12 giờ ngày 17-12 cho đến khi có phân loại cấp độ dịch mới. Cũng tại văn bản này, UBND quận Tây Hồ yêu cầu UBND phường Quảng An, Yên Phụ tăng cường công tác tuyên truyền để người dân tự giác chấp hành các quy định về công tác phòng, chống dịch và nghiêm túc thực hiện. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và báo cáo kết quả thực hiện về UBND quận qua cơ quan thường trực (phòng Y tế).

 Tiêm vắc xin Covid-19. Ảnh: Báo Sức khỏe và Đời sống

* Trước thực tế các ca F0 tăng mỗi ngày, các lực lượng chức năng và chính quyền các địa phương thuộc thành phố Hà Nội đã tăng cường các biện pháp rà soát, khoanh vùng, nâng cao chất lượng các trạm y tế, cơ sở thu dung, đồng thời, giám sát các trường hợp điều trị, cách ly tại nhà. Bên cạnh đó, chính quyền các địa phương cũng cử lực lượng giám sát công tác phòng dịch tại các chợ, siêu thị - nơi tập trung đông người để giảm nguy cơ lây lan trong cộng đồng.

Để công tác phòng, chống dịch đạt hiệu quả, lãnh đạo UBND huyện Quốc Oai tăng cường xuống địa bàn các xã, thị trấn chỉ đạo triển khai đồng bộ các biện pháp hạn chế dịch lây lan trong cộng đồng, tập trung nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch ở mức cao để kiểm soát tốt tình hình.

Bên cạnh đó, huyện đã thành lập 22 trạm y tế lưu động tại 21/21 xã, thị trấn và Khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai để sẵn sàng phương án tiếp nhận bệnh nhân mắc Covid-19 vào điều trị. Đồng thời, huyện chỉ đạo các xã, thị trấn tiếp tục rà soát cơ sở vật chất tại các hộ gia đình phục vụ cho việc cách ly F0 tại nhà...

Tại huyện Mỹ Đức, dù là ngày nghỉ nhưng 5 đoàn công tác của huyện tiếp tục xuống kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các địa phương có nhiều ca mắc Covid-19.

Bên cạnh các chợ, siêu thị chấp hành nghiêm túc quy định phòng dịch, vẫn có nơi còn biểu hiện chủ quan. Đó là tại nhiều tuyến đường ngõ, xung quanh chợ Phúc Đồng, phường Phúc Đồng (quận Long Biên), nhiều người dân bày bán hàng tràn lan trên vỉa hè và dưới lòng đường. Người bán, người mua đông đúc, chen nhau, dường như không ai chú ý đến khoảng cách an toàn phòng, chống dịch.

GIA KHÁNH