Theo ông Nguyễn Đức Hòa, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, năm 2023 ghi nhận gần 175 triệu lượt khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, ước tính chi trả hơn 124.000 tỉ đồng.
Trong đó, chi bảo hiểm y tế cho các bệnh như tim mạch, đái tháo đường, nhóm bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư dạ dày… lên tới hơn 20.000 tỉ đồng, chiếm tới gần 17% tổng chi khám chữa bệnh.
"Các con số cho thấy chi phí điều trị các bệnh mạn tính, bệnh không lây nhiễm đã và đang là gánh nặng cho người dân và xã hội", ông Hòa đánh giá.
 |
Ảnh minh họa: hanoimoi.com.vn |
Cũng theo ông Hòa, tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế tăng từ 47% dân số năm 2008 lên đến 93,35% năm 2023, dần tiến tới mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân.
Giai đoạn 2008-2018, trung bình mỗi năm có khoảng 132 triệu lượt khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, chi phí bình quân 47.500 tỉ đồng/năm. Từ năm 2019 đến nay, mỗi năm có hơn 155 triệu lượt khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với tổng chi phí khoảng 100.000 tỉ đồng/năm.
So với thời điểm năm 2009, mức đóng bảo hiểm y tế không thay đổi, song quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế tốt hơn nhiều.
HẢI THANH
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Y tế xem các tin, bài liên quan.
Đồng chí Lê Ngọc Long, công tác tại Sư đoàn 2, Quân khu 5 hỏi: Đề nghị quý cơ quan cho biết, khi quân nhân khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu thì phần chi phí theo yêu cầu đó có được quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh không?
Dự thảo nghị định của Chính phủ cho biết quy trình đăng ký và cấp giấy khai sinh, bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi, đăng ký thường trú... thực hiện thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính hoặc phần mềm nghiệp vụ của cơ quan công an, tư pháp...