Hà Nội chỉ còn 1.727 ca mắc mới trong ngày
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca Covid-19 như sau: Hà Nội (1.727), Phú Thọ (1.627), Vĩnh Phúc (1.147), Nghệ An (989), Yên Bái (972), Đắk Lắk (943), Quảng Ninh (914), Hải Dương (897), Bắc Kạn (850), TP Hồ Chí Minh (848), Tuyên Quang (779), Lào Cai (752), Bắc Giang (730), Thái Nguyên (566), Lâm Đồng (562), Cao Bằng (548), Lạng Sơn (513), Thái Bình (511), Quảng Bình (472), Hưng Yên (464), Bắc Ninh (434), Sơn La (425), Hòa Bình (422), Nam Định (390), Đà Nẵng (383), Tây Ninh (357), Quảng Trị (336), Lai Châu (316), Gia Lai (287), Cà Mau (286), Hà Tĩnh (286), Bình Dương (260), Bình Phước (255), Vĩnh Long (248), Ninh Bình (245), Quảng Nam (239), Hà Nam (238), Quảng Ngãi (237), Điện Biên (235), Bà Rịa - Vũng Tàu (228), Bình Định (169), Hải Phòng (169), Bình Thuận (149), Thanh Hóa (136), Đắk Nông (136), Bến Tre (135), Hà Giang (118), Thừa Thiên Huế (116), Khánh Hòa (98), Phú Yên (88), Kiên Giang (81), An Giang (61), Long An (59), Trà Vinh (58), Bạc Liêu (32), Đồng Tháp (32), Kon Tum (22), Sóc Trăng (17), Đồng Nai (15), Cần Thơ (4), Ninh Thuận (4), Hậu Giang (3), Tiền Giang (3).
 |
|
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Giang (-282), Lào Cai (-236), Hà Nội (-215). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hải Dương (+377), Phú Thọ (+243), Vĩnh Phúc (+232).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 31.181 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.297.587 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 104.128 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4-2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.289.840 ca, trong đó có 8.768.177 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.527.942), TP Hồ Chí Minh (603.976), Nghệ An (418.676), Bình Dương (382.112), Bắc Giang (377.326).
13.887 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh
Ngày 13-4, Bộ Y tế cho biết, cả nước có 13.887 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. Tổng số ca được điều trị khỏi: 8.770.994 ca. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 1.205 ca, trong đó thở ô xy qua mặt nạ: 897 ca; thở ô xy dòng cao HFNC: 115 ca; thở máy không xâm lấn: 32 ca; thở máy xâm lấn: 158 ca; ECMO: 3 ca.
Số lượng xét nghiệm từ ngày 27-4-2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.244.468 mẫu tương đương 85.511.551 lượt người, tăng 150.225 mẫu so với ngày trước đó.
20 ca tử vong do Covid-19
Ngày 13-4, cả nước có 20 ca tử vong tại: Bạc Liêu (3 ca trong 2 ngày), Cần Thơ (3), Kiên Giang (3), Đồng Nai (2), Đồng Tháp (2), Bắc Kạn (1), Bắc Ninh (1), Bến Tre (1), Hậu Giang (1), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1), Phú Yên (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 24 ca. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.878 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
 |
Tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người dân. Ảnh: Bộ Y tế |
Cả nước đã tiêm hơn 208,8 triệu liều vắc xin phòng Covid-19
Thống kê trên Cổng Thông tin tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho biết, tính đến chiều 13-4, cả nước đã tiêm 208.810.706 liều vắc xin phòng Covid-19, trong đó ngày 13-4, cả nước tiêm 214.550 liều vắc xin.
Tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng Covid-19 cho người từ 18 tuổi trở lên ở nước ta đến nay: Mũi 1 là 100%, mũi 2 là 100%, tiêm mũi 3 đạt 51,3%; đối với người từ 12 đến 17 tuổi mũi 1 là 99,9% và mũi 2 là 95,3%.
Số vắc xin phòng Covid-19 đã tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 191.362.581 liều, trong đó mũi 1: 71.385.329 liều; mũi 2: 69.990.599 liều; mũi bổ sung: 15.012.049 liều; mũi 3: 34.974.604 liều. Số vắc xin phòng Covid-19 đã tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.233.575 liều, trong đó mũi 1: 8.821.664 liều; mũi 2: 8.411.911 liều.
Về tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, Bộ Y tế đề nghị các địa phương tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, bảo đảm tiến độ tiêm vắc xin; tăng cường vận động người dân tiêm vắc xin, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để tránh bỏ sót; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh rà soát và tổ chức tiêm liều cơ bản và liều bổ sung cho người trên 50 tuổi, người có bệnh nền đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở; sau khi đã tiêm đủ liều cơ bản thì triển khai tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại theo thứ tự ưu tiên; chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực để tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi ngay khi có vắc xin.
Việt Nam chuẩn bị sẵn 2 kịch bản phòng, chống dịch Covid-19
GS, TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, để ứng phó với tình hình dịch Covid-19 trong thời gian tới, Việt Nam chuẩn bị sẵn 2 kịch bản để đối phó với bất kỳ biến chủng mới nào xâm nhập.
Theo GS, TS Phan Trọng Lân, kịch bản đầu tiên, biến chủng Omicron đang xuất hiện phổ biến trong cộng đồng và sẽ dần giảm bớt độc lực. Nhờ kế hoạch bao phủ vắc xin rất tốt, miễn dịch có sẵn từ việc tiêm vắc xin Covid-19 nên số trường hợp diễn biến nặng và tử vong sẽ giảm.
“Với kịch bản này, Việt Nam chuyển sang trạng thái bình thường mới, đưa Covid-19 trở thành bệnh lưu hành. Khi đó, các hoạt động xã hội có thể trở về bình thường. Tuy nhiên, khi chuyển sang bình thường mới, mỗi cá nhân trong xã hội đều cần nắm vững các nguy cơ của mình và thực hiện tốt biện pháp phòng, chống dịch, trong đó, đặc biệt cần quan tâm bảo vệ những đối tượng nguy cơ cao như người cao tuổi, mắc bệnh nền”, GS, TS Phan Trọng Lân nhấn mạnh.
Với kịch bản thứ hai, GS, TS Phan Trọng Lân cho rằng sự hiểu biết của chúng ta với SARS-CoV-2 đến nay vẫn chưa được toàn diện. Trong bối cảnh giao lưu đi lại nhiều, việc liên tục xuất hiện các biến chủng mới vẫn có khả năng xảy ra.
Các biến chủng này có thể hình thành do sự tương tác giữa các biến chủng đã xuất hiện hoặc biến chủng khác mới hơn. Biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 khi xuất hiện sẽ làm giảm hiệu lực bảo vệ của vaccine, gây lây lan nhanh hơn và tăng nguy cơ diễn biến nặng. Do đó, với kịch bản này, Việt Nam sẽ triển khai lại các biện pháp phòng dịch cấp bách như từng làm.
GS, TS Phan Trọng Lân cho rằng, dù thời điểm này, chúng ta đã có các vũ khí như vắc xin, thuốc điều trị, kinh nghiệm và những biện pháp phòng dịch. Tuy nhiên, ngành y tế vẫn phải thường xuyên cập nhật, kể cả về thuốc điều trị hay công nghệ vắc xin.
THÁI AN