Cụ thể tại TP Hồ Chí Minh (1.715), Bình Dương (406), Long An (179), Đồng Nai (159), Tây Ninh (139), Bà Rịa - Vũng Tàu (52), Đắk Lắk (37), Vĩnh Long (31), Khánh Hòa (18), Kiên Giang (18), Phú Yên (15), Đồng Tháp (15), An Giang (10), Hậu Giang (8 ), Cần Thơ (6), Nghệ An (4), Bình Định (3), Bạc Liêu (2), Đắk Nông (2), Lạng Sơn (1), Hà Nội (1) trong đó có 587 ca trong cộng đồng.
Như vậy tính đến sáng 29-7, Việt Nam có 123.640 ca mắc trong đó có 2.207 ca nhập cảnh và 121.433 ca mắc trong nước. Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ ngày 27-4 đến nay là 119.863 ca, trong đó có 24.683 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Có 5/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Điện Biên, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Nam Định. Có 10 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Phú Thọ, Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, Tuyên Quang, Quảng Trị.
Bộ Y tế cho biết, trong ngày 28-7 có 307.273 liều vaccine phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 5.321.839 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 4.825.209 liều, tiêm mũi 2 là 496.630 liều.
Hà Nội chuẩn bị nguồn lực y tế đáp ứng các diễn biến phức tạp của dịch bệnh
Những ngày gần đây, số ca mắc mới trên địa bàn thành phố luôn ở mức cao, mỗi ngày Hà Nội ghi nhận hàng chục ca bệnh mới. Đặc biệt, phát sinh những chùm ca bệnh mới, những người phát hiện trong cộng đồng. Đáng lo ngại là chùm ca bệnh mới đây được phát hiện tại Bệnh viện Phổi Hà Nội bao gồm cả nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân… Số trường hợp dương tính liên quan đến Bệnh viện Phổi Hà Nội đã lên tới 42 người.
 |
Xét nghiệm Covid-19. Ảnh: Bộ Y tế |
Trước tình hình đó, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh trong và ngoài công lập khẩn trương thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách như: kiểm soát chặt chẽ người ra, vào cơ sở y tế, thực hiện triệt để việc khai báo y tế đối với 100% người ra, vào cơ sở; giám sát, tăng cường hơn nữa việc sử dụng các ứng dụng khai báo y tế điện tử (Ncovi, Bluezone, Viet Nam Health...) để phục vụ tốt công tác truy vết trong trường hợp phát sinh ca bệnh.
Các cơ sở khám, chữa bệnh cần kiểm tra, rà soát công tác phòng, chống dịch; tổ chức đánh giá lại việc thực hiện các tiêu chí Bệnh viện an toàn theo quy định của Bộ Y tế; đánh giá phòng khám an toàn. Từ đó, kịp thời chấn chỉnh các nội dung còn tồn tại trong công tác phòng, chống dịch tại đơn vị.
Bên cạnh đó, tăng cường thực hiện xét nghiệm nhằm phát hiện sớm người bệnh nhiễm virus SARS-CoV-2 tại bệnh viện; rà soát lại toàn bộ quy trình khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Sở Y tế Hà Nội cũng yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về phòng và kiểm soát lây nhiễm virus SARS-CoV-2 của nhân viên y tế, nhân viên phục vụ, người bệnh và đối tượng liên quan, không được để xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo trong cơ sở khám bệnh và từ các cơ sở khám bệnh ra cộng đồng.
Đối với các cơ sở khám, chữa bệnh, phải rà soát lại quy trình giám sát phơi nhiễm SARS-CoV-2 đối với tất cả nhân viên y tế, nhân viên phục vụ tham gia chăm sóc và điều trị người bệnh.
TP Hồ Chí Minh: Gần 300.000 người đã được tiêm vaccine phòng Covid-19 đợt 5
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, sau 6 ngày triển khai, chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh đã ghi nhâ%3ḅn khoảng 300.000 người dân đã được tiêm vaccine phòng Covid-19.
Theo đó đã có hơn 30.000 người trên 65 tuổi đã được tiêm; các đối tượng khác trong cộng đồng khoảng 243.000; các đối tượng ưu tiên khác khoảng 21.000. Chỉ tính riêng trong ngày 27-7 đã có khoảng 70.000 người dân được tiêm.
Được biết, trong chiến dịch tiêm chủng lần này TP Hồ Chí Minh tổ chức 312 điểm tiêm, mỗi điểm tiêm triển khai 2 bàn tiêm, như vâ%3ḅy có tất cả hơn 600 điểm tiêm trên địa bàn; Thành phố cũng tổ chức song song các điểm tiêm trong cô%3ḅng đồng và các điểm tiêm tại các bê%3ḅnh viê%3ḅn được phân công.
THÁI AN