Bệnh viện Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh) vừa tổ chức hội nghị sơ kết giai đoạn 1 công tác ghép thận tại bệnh viện.
Theo lãnh đạo bệnh viện, hiện nay, số người mắc bệnh suy thận mạn ngày một tăng. Để kéo dài và nâng cao chất lượng sống, người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối chỉ có còn cách ghép thận.
Thế giới có 3 triệu người suy thận mạn giai đoạn cuối cần thay thế thận. Con số này ở Việt Nam là khoảng 30.000 người.
 |
Ảnh minh họa: qdnd.vn |
Tại Việt Nam, sau 30 năm triển khai ghép thận, đã có 8.000 bệnh nhân có thể trở về cuộc sống bình thường nhờ ghép thận. Tuy nhiên, chỉ 170 trường hợp trong số đó là từ người hiến tặng chết não, chết tim. Thiếu nguồn thận, đặc biệt thận từ người hiến chết não là một trong những khó khăn rất lớn trong việc ghép tạng hiện nay.
PGS, TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) nhận định, việc thiếu nguồn thận là trăn trở của rất nhiều chuyên gia, bác sĩ. Nhu cầu thận cao nhưng nguồn cung ít cũng là lý do sinh ra tình trạng mua bán thận trái phép được phản ánh trong thời gian gần đây.
PGS, TS Lương Ngọc Khuê chia sẻ, ở nước ngoài, người dân đã có nhận thức rất cao về việc hiến tạng cứu người. Trong khi đó tại Việt Nam, kể cả bệnh viện tuyến cuối cũng chỉ có vài chục ca ghép tạng từ nguồn hiến là người chết não.
THẾ TRUYỀN
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Y tế xem các tin, bài liên quan.
Đoàn công tác của Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y vừa hỗ trợ Bệnh viện Trung ương 103, Quân đội nhân dân (QĐND) Lào thực hiện 4 cặp ghép thận từ người cho sống. Các ca mổ được thực hiện theo đúng các quy trình kỹ thuật, ở mỗi khâu, từ chuẩn bị trước ghép, gây mê, phẫu thuật lấy thận, rửa thận ghép cho đến ghép thận, theo dõi, hồi sức sau ghép đều do các kíp kỹ thuật của bạn thực hiện dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của của các chuyên gia Việt Nam.
Đây là chủ đề của Hội nghị khoa học chuyên ngành thận lọc máu 2023 được Học viện Quân y phối hợp với Hội tiết niệu - Thận học Việt Nam tổ chức ngày 25-11, tại Hà Nội.