Viện Vật lý địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, ngày 5-8, tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum xảy ra 4 trận động đất. Cấp độ của các trận động đất này không gây rủi ro thiên tai.
Cụ thể, các trận động đất xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum có độ lớn lần lượt là: 3,4 độ richter (lúc 0 giờ 50 phút 50 giây); 2,7 độ richter (lúc 2 giờ 15 phút 2 giây); 3,3 độ richter (lúc 2 giờ 30 phút 30 giây); 2,7 độ richter (lúc 3 giờ 53 phút 22 giây).
Như vậy, trong 9 ngày qua, 84 trận động đất đã xảy ra ở khu vực huyện Kon Plông, tần suất nhiều nhất từ khi khu vực này bắt đầu ghi nhận động đất kích thích xảy ra do quá trình tích nước của hồ chứa thủy điện.
Đáng chú ý, trận động đất xảy ra lúc 11 giờ 35 phút ngày 28-7 với độ lớn 5 độ richter, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2 ở khu vực tâm chấn và lân cận, khiến nhiều tỉnh, thành phố lân cận rung chuyển, nhiều nhà cửa tại Kon Plông bị rạn nứt.
 |
Ông Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu giới thiệu về hệ thống giám sát thiên tai tại Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần.
|
Dự báo động đất kích thích tại Kon Tum khó có khả năng lớn hơn 5,5 độ richter và sẽ kéo dài trong nhiều năm, có thể là 10 năm sau đó mới ổn định.
Tin, ảnh: LA DUY
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Xã hội xem các tin, bài liên quan.
Ngày 2-8, Viện Vật lý địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, viện đang tích cực tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng ứng phó động đất cho người dân huyện Kon Plông (Kon Tum).
Theo Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), ngày 1-8, tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum xảy ra trận động đất 3,3 độ richter, nâng tổng số trận động đất trong 5 ngày qua lên 64 trận.
Từ ngày 28-7 đến 13 giờ ngày 29-7, tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã xảy ra liên tiếp 40 trận động đất có độ lớn từ 2,5 đến 5 độ richter. Trong đó, trận động đất xảy ra lúc 11 giờ 35 phút 10 giây ngày 28-7 với độ lớn 5,0 độ richter là trận mạnh nhất từng ghi nhận được ở khu vực này, khiến nhiều tỉnh, thành phố lân cận rung chuyển, nhiều nhà cửa tại Kon Plông bị thiệt hại nhẹ. Hiện số vụ động đất tại Kon Tum vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Về vấn đề này, phóng viên Báo Quân đội nhân dân Điện tử có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.